Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi Burch xuyên qua phúc mạc nhằm điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức (TKKSKGS) ở phụ nữ tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh có theo dõi 32 người bệnh được phẫu thuật nội soi (PTNS) Burch điều trị TKKSKGS tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh từ tháng 01/2021 đến tháng10/2023.
Kết quả: Tuổi trung bình 62,4 ± 11,4. Cân nặng trung bình 57,0 ± 11,7 kg. Mức độ nặng của bệnh: độ I (16%), độ II (37%), độ III (47%). Thời gian mổ trung bình 79,06 ± 23,47 phút. Thời gian lưu sonde tiểu trung bình là 1,47 ± 0,76 ngày. Biến chứng bí tiểu sau mổ chiếm là 15,1%. Thời gian nằm viện trung bình là 7,78 ± 1,88 ngày. Tỷ lệ phẫu thuật thành công là 93,8%, có 2/32 ca phẫu thuật thất bại.
Kết luận: PTNS Burch điều trị TKKSKGS là một phẫu thuật an toàn, hiệu quả, ít biến chứng, tỷ lệ thành công cao, có thể triển khai rộng rãi ở các bệnh viện.
Từ khoá: Tiểu không kiểm soát khi gắng sức, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật Burch.
Initial outcomes of laparoscopic burch colposuspension for stress
urinary incontinence in women at Vinh City General Hospital
Bui Danh Anh, Nguyen Hong Truong, Tran Duc Trong, Nguyen Huu Thanh, Thai Huu Thi
Vinh City General Hospital
Abstract
Introduction: The study aim was to evaluate the initial results of laparoscopic Burch colposuspension to treat stress urinary incontinence (SUI) in women at Vinh City General Hospital.
Materials and methods: A case series study that followed of 32 female patients with SUI underwent laparoscopic Burch colposuspension at Vinh City General Hospital from January 2021 to October 2023.
Results: The mean age was 62.4 ± 11.4. The average weight was 57.0 ± 11.7 kg. Severity of the disease: grade I (16%), grade II (37%), grade III (47%). The average surgical time was 79.06 ± 23.47 minutes. The average urinary catheter retention time was 1.47 ± 0.76 days. Complications of urinary retention after surgery was 15.1%. The average hospital length stay was 7.78 ± 1.88 days. Successful surgery rate was 93.8%, however, 2/32 surgeries were not performed successfully.
Conclusion: Laparoscopic Burch colposuspension for SUI is a safe, effective with few complications, high success rate that can be widely disseminated in hospitals.
Keywords: Stress urinary incontinence, Laparoscopic, Burch colposuspension.
Tài liệu tham khảo
- al MEe. Cure chirurgicale de l’incontinence urinaire d’effort par bandelette sous-uretrale transobturatrice. Gynécologie Obstétrique & Fertilité. 2007;35:96-100.
- Zhu LL, J.; Liu, C.; Han, S.; Huang, J.; Li, X. The epidemiological study of women with urinary incontinence and risk factors for stress urinary incontinence in China. Menopause. 2009;16:831–836.
- Vancaillie TG SW. Laparoscopic bladder neck suspension. J Laparoendos Surg. 1991;1(3):169–73. doi:https://doi.org/10.1089/lps.1991.1.169
- Obaid AA, Al-Hamzawi SA, Alwan AA. Laparoscopic and open burch colposuspension for stress urinary incontinence: advantages and disadvantages. J Popul Ther Clin Pharmacol. 2022;29(2):e20-e26. doi:10.47750/jptcp.2022.926
- B M. Incontinence durine de la Encycl Med Chir (Elsevier, Paris), Néphrologie-Urologie. 1999;(18-207-D-20):1-14.
- Obaid AA, Al-Hamzawi SA, Alwan AAJJoPT, Pharmacology C. Laparoscopic and open Burch colposuspension for stress urinary incontinence: Advantages/disadvantages. 2022;29(02)
- Phương ĐV. Nghiên cứu kết quả điều trị TKKSKGS bằng phương pháp phẫu thuật dùng cân cơ thẳng bụng tự thân. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2015.
- Mauroy B. (1999). “”. . Incontinence durine de la Néphrologie-Urologie. 1999;Encycl Med Chir (Elsevier, Paris):18-207-D-20, pp.1-14.
- Tiras MB. Laparoscopic burch colposuspension: comparison of effectiveness of extraperitoneal and transperitoneal techniques. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology. 2004;Volume 116, Issue 1:79-84.
- Christopher R (2012). “”. . Retropubic suspension surgery for incontinence in women. Urology. 2012:71(3), pp. 2047-2068.
- White AB, Kahn BS, Gonzalez RR, et al. Prospective study of a single-incision sling versus a transobturator sling in women with stress urinary incontinence: 3-year results. American journal of obstetrics and gynecology. Oct 2020;223(4):545.e1-545.e11. doi:10.1016/j.ajog.2020.03.008
- Roger R D. Slings: Autologous, Biologic, Synthetic, and Midurethral. Campbell-Walsh’s Urology. 2012:pp.2115-2167.