Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm túi thừa đại tràng (VTTĐT) là bệnh lí ngày càng phổ biến hiện nay. Triệu chứng lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh lí ngoại khoa khác như viêm ruột thừa, viêm đại tràng, u đại tràng… Thái độ xử trí với các thể VTTĐT còn chưa thống nhất vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí bệnh VTTĐT tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên những người bệnh được chẩn đoán VTTĐT bằng chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, nội soi đại tràng hoặc phẫu thuật. Với các chỉ tiêu nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp điều trị và kết quả điều trị và các mối tương quan.
Kết quả: 88 người bệnh (63 nam, 25 nữ) Về triệu chứng 80,7% người bệnh có đau bụng, 75% người bệnh không sốt, 42% người bệnh có phản ứng thành bụng. Viêm phúc mạc toàn thể chiếm 5,7%. Tỉ lệ VTTĐT phải chiếm 56,8%. Kết quả siêu âm cho thấy 28,2% có dầy thành đại tràng và 59% thấy thâm nhiễm quanh đại tràng. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng giúp chẩn đoán VTTĐT chính xác 96,5%. 100% người bệnh được chỉ định nội soi thấy có hình ảnh túi thừa đại tràng. Về điều trị,VTTĐT có biến chứng là 12,5% và 100% biến chứng thủng đều gặp ở VTTĐT trái. Tỉ lệ điều trị nội khoa là 81,82%, đạt kết quả tốt. Phẫu thuật được chỉ định cho 18,2% người bệnh. Trong đó, tỉ lệ chẩn đoán chính xác trước mổ là 81,25% (13/16). 75% trường hợp được chỉ định mổ không có biến chứng sau mổ, 18,8% có nhiễm trùng vết mổ và 6,2% có rò miệng nối.
Kết luận: VTTĐT có xu hướng tăng nhanh, gặp nhiều ở đại tràng phải hơn nhưng biến chứng nặng lại gặp ở đại tràng trái nhiều hơn. Biểu hiện lâm sàng ở nhiều mức độ. Điều trị nội đạt kết quả tốt, Phẫu thuật khi có biến chứng nặng hoặc tái phát nhiều lần
Từ khóa: Viêm túi thừa đại tràng, phẫu thuật viêm túi thừa đại tràng, điều trị viêm túi thừa đại tràng.
Outcomes of management for colon diverticulitis at Viet Duc University Hospital
Le Tu Hoang1, Pham Hong Nguyen2
- Viet Duc University Hospital, 2. Hai Duong Provincial General Hospital
Abstract
Introduction: Nowadays, colon diverticulitis is an increasingly common disease. Clinical symptoms are easily confused with other surgical pathologies such as appendicitis, colitis, colon tumor… Management for different types of colon diverticulitis remains controversial. Therefore, we conducted this study is to evaluate the clinical symptoms, paraclinical characteristics, and management of colon diverticulitis at Viet Duc
University Hospital.
Patients and methods: This was a retrospective study. Eighty-eight patients were diagnosed with colon diverticulitis by abdominal computed tomography, colonoscopy, or surgery. Research criteria included clinical paraclinical characteristics, treatment technique, outcomes, and their correlations.
Results: 80.7% of patients manifested an abdominal pain, 75% had no fever, 42% had tenderness, and 5.7% patients with complications of general peritonitis. The rate of right colon diverticulitis was 56.8%. Ultrasound findings showed that 28.2% had thickening of the colon wall and 59% of peri-colon infiltrates. CT scan accurately identified 96.5%. 100% of patients were indicated for colonoscopy detected the diverticulum. Regarding treatment, for diverticulitis complication was 12.5%, and 100% perforation complications were found in the left colon. The rate of medical treatment was accounted for 81.82%, with good results. Surgical treatment was indicated for 18.2% of patients. The rate of accuracy of preoperative diagnosis was 81.25% (13/16). 75% of cases had no postoperative complications, 18.8% developed surgical site infection, and 6.2% complicated the anastomotic leakage.
Conclusion: Colon diverticulitis tends to increase rapidly, more common in the right colon, but serious complications are higher in the left colon. Clinical manifestations are variable. Medical treatment achieved good results, and surgery was indicated for severe complications or numerous recurrences.
Keywords: Diverticulitis, Surgery for colonic diverticulitis, Treatment for diverticulitis.
Tài liệu tham khảo
- Hà Đình Thùy. Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Túi Thừa đại tràng Phải Tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức. Luận văn CKII. ĐH Y Hà Nội; 2018.
- Lê Huy Lưu. Nghiên Cứu Đánh Giá Hiệu Quả Của Cắt Túi Thừa Nội Soi và Điều Trị Bảo Tồn Trong Viêm Túi Thừa Đại Tràng Phải. Luận văn Tiến sĩ. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chi Minh; 2019.
- Sophia M. Swanson, M.D LLS M D, MPH. In the Clinic: Acute Colonic Diverticulitis. Ann Intern Med. 2018;168(9):1-21.
- Sartelli M, Weber DG, Kluger Y, et al. 2020 update of the WSES guidelines for the management of acute colonic diverticulitis in the emergency setting. World J Emerg Surg WJES. 2020;15(32).
- Horton KM, Corl FM, Fishman EK. CT Evaluation of the Colon: Inflammatory Disease. RadioGraphics. Published online 2000.
- Phạm Đăng Tú, Võ Tấn Đức, Võ Thị Thúy Hằng. Đặc điểm hình ảnh Xquang cắt lớp vi tính của viêm túi thừa đại tràng. Học TP Hồ Chí Minh. 2019;(1):23.
- Phan Tiến Mạnh. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng và Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Điều Trị Bệnh Lý Viêm Túi Thừa đại tràng Có Biến Chứng Tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Luận văn thạc sỹ y học. ĐH Y Hà Nội; 2015.
- Hinchey EJ, Schaal PG, Richards GK. Treatment of perforated diverticular disease of the colon. Adv Surg. 1978;12:85-109.
- Lee K yong, Lee J, Park YY, Kim Y, Oh ST. Difference in Clinical Features between Right- and Left-Sided Acute Colonic Diverticulitis. Sci Rep. 2020;10:3754.
- Sartelli M, Moore FA, Ansaloni L, Di Saverio S, Coccolini F, Griffiths EA, et al. A proposal for a CT driven classification of left colon acute diverticulitis. World J Emerg Surg. 2015;10:3.
- Peery AF, Shaukat A, Strate LL. AGA Clinical Practice Update on Medical Management of Colonic Diverticulitis: Expert Review. Gastroenterology. 2021;160(3):906-911.e1.