Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gần đây, có nhiều phương pháp không phẫu thuật đang được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhân giáp lành tính: tiêm cồn, đốt laser hoặc đốt sóng cao tần. Trong đó, điều trị bằng sóng cao tần cho thấy hiệu quả, ít biến chứng và thẩm mỹ cao. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả, an toàn và khả thi của phương pháp đốt sóng cao tần trong điều trị bướu giáp đơn nhân lành tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức trong thời gian 5/2018 đến 5/ 2023. Tiêu chuẩn chọn bệnh: tất cả người bệnh có bướu giáp nhân lành tính được điều trị bằng sóng cao tần. Kỹ thuật đốt nhân giáp: đốt di chuyển từ cấu trúc sâu ra nông và xuyên eo giáp với phương pháp vô cảm là gây tê tại chỗ. Đánh giá kết quả dựa váo các tiêu chí: % thể tích nhân giáp giảm so với thể tích trước can thiệp – VRR (Changes in volume reduction ratio); Điểm triệu chứng: thang điểm 0 – 10 điểm; Điểm thẫm mỹ: theo thang điểm từ 1 đến 4.
Kết quả: 70 trường hợp bướu giáp đơn nhân lành tính được điều trị bằng sóng cao tần, tuổi trung bình 45,8 ± 14,5 tuổi (22 – 75 tuổi); 57 nữ (81,4%) và 13 nam (18,6%). Vị trí bướu giáp phân bố thùy phải và thùy trái chiếm tỷ lệ gần bằng nhau lần lượt là 51,4% và 45,7%, có 2 trường hợp nằm ở vùng eo (2,9%). Đường kính trung bình nhân giáp 30,37 ± 8,58mm (20-54ml). Thể tích nhân giáp trung bình 8,39 ± 7,95ml (3,3 – 29,9ml). Hầu hết nhân giáp đều là dạng đặc 62,9%; còn lại dạng hỗn hợp và dạng nang với tỷ lệ lần lượt là 32,8% và 4,3%. Năng lượng can thiệp 66,3 ± 6,4W (50 – 90W), Thời gian can thiệp 32,9 ± 14,2 phút (15 – 60 phút). Thể tích trung bình của nhân giáp giảm dần sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng lần lượt là 3,27ml và 2,01ml (p<0,05). Biến chứng: 1 trường hợp (1,4%) tụ máu dưới da vùng can thiệp, 1 trường hợp (1,4%) khàn tiếng tự hồi phục sau 1 tuần.
Kết luận: sóng cao tần trong điều trị bướu giáp đơn nhân lành tính là một thủ thuật ít xâm lấn, an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp, thời gian phục hồi ngắn và có thể xuất viện trong ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là phương pháp điều trị hiệu quả cao với tỷ lệ giảm thể tích trung bình đạt 75% sau 6 tháng..
Từ khoá: đốt sóng cao tần, đốt vi sóng, bướu giáp nhân lành tính.
Effectiveness of radiofrequency ablation in treatment of benign thyroid nodule
Tran Minh Bao Luan1,2, Nguyen Hung Truong1,2, Bui Ngoc Huy3
- University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh city, 2. Univesity Medical Center, Ho Chi Minh city, 3. Thu Duc city Hospital
Abstract
Introduction: Recently, there are many non-surgical methods being widely used in the treatment of benign thyroid nodule: percutanous ethanol injection, laser ablation or radiofrequency ablation. Among them, radiofrequency treatment has been shown to be effective, with few complications and high aesthetics. Therefore, we conducted a study to evaluate the effectiveness, safety and feasibility of radiofrequency ablation in the treatment of thyroid nodule.
Patients and Methods: this was a retrospective case series at Thu Duc city Hospital from May 2018 to May 2023. Patient selection: all patients with thyroid nodule was treated with radiofrequency ablation. Thyroid nodule ablation technique: the needle is inserted through the isthmus to approach the target nodule, moved from deep to superficial structures when ablation with local anesthesia. Evaluating the results based on the following criteria: rate of reduction in thyroid nodule volume compared to pre-intervention volume – VRR (Changes in volume reduction ratio); Symptom score: scale 0 – 10 points; Aesthetic score: on a scale from 1 to 4.
Results: there were 70 cases of benign thyroid nodule treated with radiofrequency ablation, the mean age was 45.8 ± 14.5 years (22 – 75 years); 57 females (81.4%) and 13 males (18.6%). The nodule location was distributed in the right and left lobes, accounting for nearly equal proportions of 51.4% and 45.7%, respectively, with 2 cases located in the isthmus area (2.9%). The average diameter of thyroid nodule was 30.37 ± 8.58mm (20-54ml), the mean volume of thyroid nodule was 8.39 ± 7.95ml (3.3 – 29.9ml). Most thyroid nodules were solid, 62.9%, the remaining mixed and cystic forms were 32.8% and 4.3%, respectively. Energy ablation was 66.3 ± 6.4W (50 – 90W), ablation time was 32.9 ± 14.2 minutes (15 – 60 minutes). The average volume of thyroid nodules gradually decreased after 1 month and 3 months of ablation to 3.27ml and 2.01m (p<0.05). Complications: 1 case (1.4%) of hematoma, 1 case (1.4%) of hoarseness that recovered after 1 week.
Conclusions: Radiofrequency ablation in the treatment of benign thyroid nodule is a minimally invasive, safe procedure with a low complication rate, short recovery time and same-day hospital discharge. Research results showed that this was a highly effective treatment method with an average volume reduction rate of 75% after 6 months.
Keywords: radiofrequency ablation (RFA), microwave ablation, benign thyroid nodule
Tài liệu tham khảo
- Tamhane S, Gharib H. Thyroid nodule update on diagnosis and management. Clinical diabetes and endocrinology. 2016;2:1-10. doi:10.1186/s40842-016-0035-7
- Kim J-h, Baek JH, Lim HK, et al. 2017 thyroid radiofrequency ablation guideline: Korean Society of Thyroid Radiology. Korean journal of radiology. 2018;19(4):632-655. doi:https://doi.org/10.3348/kjr.2018.19.4.632
- Kuo JH. Radiofrequency Ablation for Thyroid Nodules. In: Roman SA, Shen WT, Sosa JA, eds. Controversies in Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer: A Case-Based Approach. Springer International Publishing; 2023:65-77
- Jung SL, Baek JH, Lee JH, et al. Efficacy and Safety of Radiofrequency Ablation for Benign Thyroid Nodules: A Prospective Multicenter Study. Korean J Radiol. Jan-Feb 2018;19(1):167-174. doi:10.3348/kjr.2018.19.1.167
- Khanh HQ, Vuong NL, Tien TQ. Factors Associated with the Efficacy of Radiofrequency Ablation in the Treatment of Benign Thyroid Nodules. World. 2020;12(3):118
- Motaghed Z, Chegeni H, Mosadeghkhah A, Azimi Aval M, Gerami R, Ebrahiminik H. Effect of ultrasound parameters of benign thyroid nodules on radiofrequency ablation efficacy. BMC medical imaging. Jun 19 2023;23(1):85. doi:10.1186/s12880-023-01044-z
- Bisceglia A, Rossetto R, Garberoglio S, et al. Predictor Analysis in Radiofrequency Ablation of Benign Thyroid Nodules: A Single Center Experience. Front Endocrinol (Lausanne). 2021;12:638880. doi:10.3389/fendo.2021.638880
- Huh JY, Baek JH, Choi H, Kim JK, Lee JH. Symptomatic benign thyroid nodules: efficacy of additional radiofrequency ablation treatment session— prospective randomized study. Radiology. 2012;263(3):909-916.
- Lin W-C, Wang C-K, Wang W-H, et al. Multicenter study of benign thyroid nodules with radiofrequency ablation: results of 762 cases over 4 years in Taiwan. Journal of Personalized Medicine. 2022;12(1):63.
- Đức PT, Hoàng NK, Quyền ĐV, et al. Đánh giá kết quả bước đầu áp dụng RFA điều trị bướu giáp nhân lành tính tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy. 2020.