Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ.
Phương pháp nghiên cứu: Gồm 70 người bệnh nang ống mật chủ được chẩn đoán và điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2017.
Kết quả: Thuận lợi: Thời gian phẫu thuật trung bình (219,79 ± 64,88 phút) ngắn hơn so với thời gian phẫu thuật của nhiều nghiên cứu khác. Không có người bệnh tái khám sau mổ từ 10 ngày đến 3 tháng có đánh giá kết quả điều trị trung bình hoặc xấu. 94,1% người bệnh được rút dẫn lưu trong vòng 1 – 4 ngày sau mổ. 71,4% số người bệnh nằm viện sau mổ từ 5 – 10 ngày. Có 94,9% người bệnh hài lòng với kết quả điều trị sau mổ từ 10 ngày đến 3 tháng.
Khó khăn: Có 5 trường hợp dò mật sau mổ trong đó 3 trường hợp theo dõi sau 5 ngày người bệnh ổn định, 2 trường hợp dò mật kéo dài phải mổ lại để làm lại miệng nối. Có 2 người bệnh phải truyền máu do kích thước nang lớn, dính nhiều tổ chức xung quanh và thời gian phẫu thuật kéo dài.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi trong điều trị cắt nang ống mật chủ là phương pháp an toàn, hiệu quả và khả thi ở các trung tâm y tế lớn, tuy nhiên đòi hỏi cao về kỹ năng của phẫu thuật viên, trình độ gây mê cũng như trang thiết bị phòng mổ.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ, thuận lợi – khó khăn
Abstract
Introduction: Evaluating the advantage and disadvantage of the laparoscopic choledochal cyst excision.
Material and Methods: We analysed 70 patients who were treated at the Hue Central Hospital from January 2012 to December 2017 with statistical analysis of epidemiological data, clinical manifestations, diagnosis, treatment and postoperative outcome.
Results: Advantages: Average operation duration (219.79 ± 64.88 minutes) was shorter than typical intervention. Postoperative treatment results were evaluated from 10 days to 3 months after surgery: No average or bad result. 94.1% of patients were withdrawn drains within 1- 4 days after surgery. There were 71.4% of patients who hospitalized from 5 – 10 days postoperatively and 94.9% of patients were satisfied with the results. Disadvantages: 5 cases of postoperative biliary leakage were found, including 3 cases that were stabilized after 5 days of medical treatment and 2 cases requiring surgical intervention for prolonged anastomotic leakage. Blood transfusions were seen in 2 cases because the large size of the cyst, adherences to surrounding tissues and prolonged operation duration.
Conclusion: Laparoscopic surgery for choledochal cyst resection is a safe and effective method. However, it requires a high level of anaesthesia and operating room equipment.
Keyword: Laparoscopic choledochal cyst excision, Advantage and disadvantage.
Tài liệu tham khảo
1. Huỳnh Giới, Đào Trung Hiếu, Nguyễn Tấn Cường, Trương Nguyễn Uy Linh, Lê Tấn Sơn, Huỳnh Công Hiếu (2012), “Đánh giá khả năng xử trí qua nội soi các bất thường và các biến thể giải phẫu đường mật phối hợp trong nang ống mật chủ trẻ em”, Tạp chí Y học Thực hành, 4(816), tr. 57-60.
2. Đỗ Mạnh Hùng, Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Khắc Đức, Trần Đình Thơ, Nguyễn Quang Nghĩa, Trịnh Quốc Đạt, Trần Bình Giang (2014), “Phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ ở người lớn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức”, Tạp chí phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam, 1(4), tr. 5-10.
3. Đỗ Minh Hùng (2013), “Nc 584 Những điểm kỹ thuật của phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ ở người lớn”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17(6), tr. 304-310.
4. Đỗ Minh Hùng (2015), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ ở người lớn” Luận án tiến sĩ Y học, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Chu Văn Lai, Trương Nguyễn Uy Linh (2014), “Hiệu quả cắt nang trong điều trị thủng nang ống mật chủ ở trẻ em”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(1), tr. 529-533.
6. Hồ Hữu Thiện, Phạm Như Hiệp, Phạm Anh Vũ, Phan Hải Thanh, Nguyễn Thanh Xuân, Văn Tiến Nhân, Trần Nghiêm Trung (2009), “Phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ ở trẻ em: kết quả bước đầu tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y học thực hành, 690+691, tr. 64-68.
7. Tạ Văn Tùng, Lê Tất Hải, Dương Văn Hùng (2013), “Đánh giá kết quả điều trị 26 ca nang ống mật chủ bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa”, Tạp chí Phẫu thuật nội soi và Nội soi Việt Nam, 3(3), tr. 18-22.
8. Nguyễn Thanh Xuân, Phạm Như Hiệp, Hồ Hữu Thiện, Phạm Anh Vũ, Phan Hải Thanh, Lê Đình Khánh, Đào Lê Minh Châu (2013), “Điều trị u nang ống mật chủ bằng phẫu thuật nội soi”, Phẫu Thuật Nội Soi và Nội Soi Việt Nam, 1 (3): Tr.22-25.
9. Acker SN,Bruny JL,Narkewicz MR,Roach JP,Rogers A,Karrer FM (2013), “Preoperative imaging does not predict intrahepatic involvement in choledochal cysts”, J Pediatr Surg, 48(12):2378-2382.
10. Diao M,Li L,Cheng W (2012), “To drain or not to drain in Roux-en-Y hepatojejunostomy for children with choledochal cysts in the laparoscopic era: a prospective randomized study”, J Pediatr Surg, 47(8):1485-1489.
11. Fujishiro J,Masumoto K,Urita Y,Shinkai T,Gotoh C (2013), “Pancreatic complications in pediatric choledochal cysts”, J Pediatr Surg, 48(9):1897-1902
12. Huang CS,Huang CC,Chen DF (2010), “Choledochal cysts: differences between pediatric and adult patients”, J Gastrointest Surg, 14(7):1105-1110.
13. Liem NT,Pham HD,Dung le A,Son TN,Vu HM (2012), “Early and intermediate outcomes of laparoscopic surgery for choledochal cysts with 400 patients”, JLaparoendosc Adv Surg Tech A, 22(6):599-603.
14. Liu Y,Yao X,Li S,Liu W,Liu L,Liu J (2014), “Comparison of Therapeutic Effects of Laparoscopic 17. and Open Operation for Congenital Choledochal Cysts in Adults”, Gastroenterol Res Pract, 2014:670260.
15. Liuming H,Hongwu Z,Gang L,Jun J,Wenying H,Wong KK,Miao X,Qizhi Y,Jun Z,Shuli L,Li L (2011), “The
effect of laparoscopic excision vs open excision in 18. children with choledochal cyst: a midterm follow-up
study”, J Pediatr Surg, 46(4):662-665.
16. Ramadwar R, Salgaonkar H, Sawant (2011), “Laparoscopic Management of Choledochal cyst –
Our experience of 49 cases”, Pediatr Surg Int, 28(5), pp.443-447.
Sheng Q,Lv Z,Xu W,Xiao X,Liu J,Wu Y (2017), “Reoperation After Cyst Excision with Hepaticojejunostomy for Choledochal Cysts: Our Experience in 18 Cases”, Med Sci Monit, 23:1371-1377.
Tang ST, Yang Y, Wang Y (2011), “Laparoscopic choledochal cyst excision, hepaticojejunostomy, and extracorporeal Roux-en-Y anastomosis: a technical skill and intermediate-term report in 62 cases”, Surg Endosc, 25(2), pp.416-422.