<strong>Tóm tắt</strong> <em>Đặt vấn đề:</em> U mô đệm đường tiêu hóa (UMĐĐTH) là một loại u trung mô có tiềm năng ác tính. Đa phần nằm ở dạ dày, u có thể nằm rải rác khắp toàn bộ dạ dày biểu hiện dưới dạng một loại u nằm dưới niêm mạc (UDNM). Về mặt hình ảnh đại thể lâm sàng, gần như không thể phân biệt UMĐĐTH với các loại u dưới niêm lành tính khác như: u cơ trơn, u tụy lạc chổ, u sợi thần kinh, u mỡ, u tế bào schwann hay thậm chí là sarcom cơ trơn ở dạ dày. Tuy vậy, có 1 số nghiên cứu cho thấy về mặt đại thể có thể phân biệt loại u này với các dạng tổn thường khác nhờ vào các yếu tố như vị trí trên thành dạ dày, vị trí tương ứng với phần giải phẫu của dạ dày. <em>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</em> Mô tả cắt ngang báo cáo hàng loạt ca 152 người bệnh được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định và bệnh viện Đại Học Y Dược từ 2016 – 2021. Với mục tiêu: đánh giá tần xuất UMĐĐTH tại dạ dày dựa vào tỉ lệ UMĐĐTH so với các loại UDNM khác, tỉ lệ xuất hiện các loại u này tương ứng với các vị trí giải phẫu của dạ dày: tâm vị, phình vị, thân vị và hang môn vị và kết quả mô học (GPB và HMMD) UMĐĐTH và các loại UDNM này. <em>Kết quả:</em>Có 152 trường hợp tỉ lệ nam/nữ là 0,58/1. Độ tuổi trung bình là 54. Tỉ lệ UMĐĐTH là 71,71%. Thường gặp nhất ở thân vị, phình vị và ít hơn là ở tâm vị và hang môn vị lần lượt là 48,6%, 22%, 15,6%, 10,1% và có 4 trường hợp (3,7%) có hơn 2 khối u nằm trong dạ dày. Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là đau thượng vị (47,7%), xuất huyết tiêu hóa (19,7%), không triệu chứng 25,7% và khó chịu vùng bụng: khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng 7,9%. <em>Kết luận:</em> Tỉ lệ UMĐĐTH ở dạ dày chiếm 71,71% các loại UDNM vùng này với tỉ lệ nhiều nhất nằm ở thân vị 48,6% sau đó là phình vị 22%, tâm vị 15,6% và hang môn vị 10,1%. <em>Từ khóa:</em> U mô đệm dạ dày, u dưới niêm dạ dày, hóa mô miễn dịch. <strong> </strong> <strong> </strong> <strong>Tài liệu tham khảo</strong> <ol> <li>Trịnh Tuấn Dũng (2007), "Nghiên cứu sự biểu hiện của các kháng nguyên p53, Ki67 và HER-2/NEU trong ung thư đại trực tràng bằng hóa mô miễn dịch". Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11 (3), tr. 89 - 94.</li> <li>Ngô Quốc Đạt, Phạm Quốc Thắng, Hứa Thị Ngọc Hà (2015), "Nghiên cứu sự biểu hiện Ki67 và P53 trên u mô đệm đường tiêu hóa". Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19 (5), tr. 191 - 196.</li> <li>Phạm Minh Hải, Lê Quan Anh Tuấn, Võ Tấn Long và cs (2009), "Đặc điểm lâm sàng, cân lâm sàng, kết quả sớm của phẫu thuật u mô đệm đường tiêu hóa". Y học thành phố Hồ Chí Minh, 1, tr. 1 - 5.</li> <li>Nguyễn Phú Hữu, Đỗ Minh Hùng, Hoàng Vĩnh Chúc và cs (2016), "Kết quả sớm điều trị u mô đệm đường tiêu hóa bằng phẫu thuật tại bệnh viện Bình Dân". Y học thành phố Hồ Chí Minh, 20 (2), tr. 354 - 359.</li> <li>Lê Huy Lưu, Nguyễn Hồng Sơn, Phan Thành Nghĩa và cs (2018), "Nghiên cứu chỉ định mổ nội soi cắt u mô đệm đường tiêu hóa ở dạ dày". Y học thành phố Hồ Chí Minh, 22 (6). => Trang ?? tr. 88 - 94.</li> <li>Phan Đặng Anh Thư, Hứa Thị Ngọc Hà, Nguyễn Sào Trung (2011), "Biểu hiện của Ki67 trong carcinom tuyến đại trực tràng". Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11 (2), tr. 54 - 59.</li> <li>Bùi Chí Viết, Nguyễn Bá Trung, Đặng Huy Quốc Thắng và cs (2008), "Bướu mô đệm đường tiêu hóa: Dịch tể học, chẩn đoán, điều trị". Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12 (1), tr. 1 - 11.</li> <li>Nishida T., Kawai N., Yamaguchi S., et al. (2013), "Submucosal tumors: comprehensive guide for the diagnosis and therapy of gastrointestinal submucosal tumors". Dig Endosc, 25 (5), pp. 479-89.</li> <li>Badic B., Gancel C. H., Thereaux J., et al. (2018), "Surgical and oncological long term outcomes of gastrointestinal stromal tumors (GIST) resection- retrospective cohort study". Int J Surg, 53, pp. 257-261.</li> <li>Casali P. G., Abecassis N., Bauer S., et al. (2018), "Gastrointestinal stromal tumours: ESMO-EURACAN Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up". Ann Oncol, 29 Suppl 4, pp. iv68-iv78.</li> <li>Ceccarelli G., Costa G., De Rosa M., et al. (2021), "Minimally Invasive Approach to Gastric GISTs: Analysis of a Multicenter Robotic and Laparoscopic Experience with Literature Review". Cancers (Basel), 13 (17).</li> <li>Choi Y. R., Kim S. H., Kim S. A., et al. (2014), "Differentiation of large (≥ 5 cm) gastrointestinal stromal tumors from benign subepithelial tumors in the stomach: radiologists' performance using CT". Eur J Radiol, 83 (2), pp. 250-60.</li> <li>Joensuu H. (2008), "Risk stratification of patients diagnosed with gastrointestinal stromal tumor". Hum Pathol, 39 (10), pp. 1411-9.</li> <li>Kataoka M., Kawai T., Ikemiyagi H., et al. (2013), "Clinicopathological characteristic and clinical handling of the patients with 2cm or less gastric GISTs". Springerplus, 2, pp. 469.</li> <li>Kim M. C., Yook J. H., Yang H. K., et al. (2015), "Long-Term Surgical Outcome of 1057 Gastric GISTs According to 7th UICC/AJCC TNM System: Multicenter Observational Study From Korea and Japan". Medicine (Baltimore), 94 (41), pp. e1526.</li> <li>Yang C. W., Liu X. J., Zhao L., et al. (2021), "Preoperative prediction of gastrointestinal stromal tumors with high Ki-67 proliferation index based on CT features". Ann Transl Med, 9 (20), pp. 1556.</li> <li>Zhao W. Y., Xu J., Wang M., et al. (2014), "Prognostic value of Ki67 index in gastrointestinal stromal tumors". Int J Clin Exp Pathol, 7 (5), pp. 2298-304.</li> </ol> <strong>Abstract</strong> <em>Introduction:</em> Gastrointestinal stromal tumors (GISTs) are malignant mesenchymal tumors. Most of GISTs are located in the stomach whereby tumors can be scattered in the whole region and are typically presented as submucosal tumors (SMT). Regarding macroscopic examination, it is indistinguishable between GISTs with other benign submucosal tumors such as leiomyoma, heterotopic pancreatic tissue, neurofibromatosis, lipoma, Schwann cell tumor or leiomyosarcoma. However, some researches showed that it is possible to determine GISTs and other types of submucosal tumors based on the layers of the stomach wall, and the position relative to the anatomical part of the stomach. <em>Patients and methods:</em> A descriptive cross-sectional case series included 152 patients who were diagnosed with SMT and treated in Nhan Dan Gia Dinh hospital and University of Medicine and Pharmacy at HCM city from 2016 to 2021. Objectives: evaluate the frequency of gastric GISTs in the stomach based on the ratio of gastric GISTs compares to other SMT, the incidence of these tumors in each corresponding anatomical location of the stomach (cardia, fundus, body, and pyloric antrum regions) and the histopathological results (pathology and immunohistochemistry) between GISTs and the types of SMTs. <em>Results:</em> In 152 cases, female/male ratio was 0,58/1. Mean age was 54 years old. The ratio of gastric GISTs was 71.71%. The most frequent locations were in the body, fundus and less often in the cardia and pyloric antrum (48.6%, 22%, 15.6%, 10.1%) and 4 other cases (3,7%) with more than 2 tumors in the stomach. The most common clinical manifestations epigastric pain (47.7%), hemorrhage (19.7%), without symptoms (25.7%) and discomfort: gas, bloating, and belching accounted for 7.9%. <em>Conclusion:</em> Gastric GISTs covered 71.71% of all the SMTs and the most frequent locations were in the body 48.6%, fundus 22%, cardia 15.6% and pyloric antrum 10.1%. <em>Keywords: </em>Gastric gastrointestinal stromal tumor, gastric submucosal tumor, immunohistochemistry. <strong>References</strong> <ol> <li>Trinh Tuan Dung (2007), Study of anti-body p53, Ki67 and HER-2/NEU for colo-rectal cancer with immunochemistry test. Ho Chi Minh city Journal of medicine. 11 (3): 89 - 94.</li> <li>Ngo Quoc Dat, Pham Quoc Thang, Hua Thi Ngoc Ha (2015), Study of manifestation of Ki67 and P53for GISTs. Ho Chi Minh city Journal of Medicine, 19 (5): 191-196.</li> <li>Pham Minh Hai, Le Quan Anh tuan, Vo Tan Long, et al (2009), Clinical, paraclinical features and preliminary results of surgical treatment for GISTs. Ho Chi Minh city Journal of Medicine,1: 1-5.</li> <li>Nguyen Phu Huu, Do Minh Hung, Hoang Vinh Chuc, et al (2016), Preliminary results of surgical treatment for GISTs at Binh Dan Hospital. Chi Minh city Journal of Medicine, 20 (2) : 354-359.</li> <li>Le Huy Luu, Nguyen Hong Son, Phan Thanh Nghia, et al (2018), Study of indications of laparoscopic surgery for gastric GISTs. Chi Minh city Journal of Medicine, 22 (6): 88-94</li> <li>Phan Dang Anh Thu, Hua Thi Ngoc Ha, Nguyen Sao Trung (2011). Ki67 experssion in colorectal adenocarcinoma. Chi Minh city Journal of Medicine; 11 (2) :54-59</li> <li>Bui Chi Viet, Nguyen Ba Trung, Dang Huy Quoc Thang, et al (2008). "GISTs: Epidermiology, diagnosis and management" Chi Minh city Journal of Medicine,12 (1): 1-11</li> <li>Nishida T., Kawai N., Yamaguchi S., et al. (2013), "Submucosal tumors: comprehensive guide for the diagnosis and therapy of gastrointestinal submucosal tumors". Dig Endosc, 25 (5), pp. 479-89.</li> <li>Badic B., Gancel C. H., Thereaux J., et al. (2018), "Surgical and oncological long term outcomes of gastrointestinal stromal tumors (GIST) resection- retrospective cohort study". Int J Surg, 53, pp. 257-261.</li> <li>Casali P. G., Abecassis N., Bauer S., et al. (2018), "Gastrointestinal stromal tumours: ESMO-EURACAN Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up". Ann Oncol, 29 Suppl 4, pp. iv68-iv78.</li> <li>Ceccarelli G., Costa G., De Rosa M., et al. (2021), "Minimally Invasive Approach to Gastric GISTs: Analysis of a Multicenter Robotic and Laparoscopic Experience with Literature Review". Cancers (Basel), 13 (17).</li> <li>Choi Y. R., Kim S. H., Kim S. A., et al. (2014), "Differentiation of large (≥ 5 cm) gastrointestinal stromal tumors from benign subepithelial tumors in the stomach: radiologists' performance using CT". Eur J Radiol, 83 (2), pp. 250-60.</li> <li>Joensuu H. (2008), "Risk stratification of patients diagnosed with gastrointestinal stromal tumor". Hum Pathol, 39 (10), pp. 1411-9.</li> <li>Kataoka M., Kawai T., Ikemiyagi H., et al. (2013), "Clinicopathological characteristic and clinical handling of the patients with 2cm or less gastric GISTs". Springerplus, 2, pp. 469.</li> <li>Kim M. C., Yook J. H., Yang H. K., et al. (2015), "Long-Term Surgical Outcome of 1057 Gastric GISTs According to 7th UICC/AJCC TNM System: Multicenter Observational Study From Korea and Japan". Medicine (Baltimore), 94 (41), pp. e1526.</li> <li>Yang C. W., Liu X. J., Zhao L., et al. (2021), "Preoperative prediction of gastrointestinal stromal tumors with high Ki-67 proliferation index based on CT features". Ann Transl Med, 9 (20), pp. 1556.</li> <li>Zhao W. Y., Xu J., Wang M., et al. (2014), "Prognostic value of Ki67 index in gastrointestinal stromal tumors". Int J Clin Exp Pathol, 7 (5), pp. 2298-304.</li> </ol> <em> </em><!--more--> <a href="https://vjsel.com/wp-content/uploads/2022/11/1TV.pdf">Download PDF File TV</a> <!--more--> <a href="https://vjsel.com/wp-content/uploads/2022/11/1TA.pdf">Download PDF File TA</a>