Tóm tắt
Mục tiêu: Trình bày tổng quan về cắt thực quản thời hiện đại.
Năm 1913, Franz John Torek (1861-1938) người Đức làm việc tại bệnh viện Lenox Hill, Newyork City, là người đầu tiên mở ngực trái để cắt thực quản bị ung thư đoạn giữa. người bệnh nữ 67 tuổi, bà sống được 12 năm và mất vì viêm phổi.
Năm 1946, Iwor-Lewis mô tả kỹ thuật cắt toàn bộ thực quản qua ngả ngực phải và bụng. Để tái lập đường tiêu hóa thực quản được nối với ống dạ dày ở đỉnh phổi. Kỹ thuật này một thời được quảng bá rộng rãi.
Năm 1976, McKeown mổ giống Lewis nhưng đặt miệng nối ở cổ nhằm tránh các nguy hiễm do nối trong ngực. Khi có xì rò miệng nối thì mất miệng nối nhưng không mất mạng người bệnh. Ông mở ngực trước.
Năm 1982 và 1994, Aikiyama mô tả kỹ thuật cắt thực quản. Tác giả này mở bụng trước. Hiroshi Aikiyama sinh năm 1931. Nỗi danh thế giới nhờ kỹ thuật cắt thực quản do ông mô tả được áp dụng khắp thế giới. Năm 1979 ông được phong giáo sư danh dự trên toàn thế giới. Ông mất ngày 19/9/2012 để lại nhiều kinh nghiệm về cắt thực quản hiện đại.
Năm 1980 xuất hiện kỹ thuật mổ ít xâm hại và đầu thập niên 1990 dần dần được chấp nhận. Năm 1994 De Paula (Brasil) lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật cắt thực quản qua lỗ hoành hoàn toàn nội soi.
Năm 2003, Luketich (Mỹ) cải tiến từ Ivor-Lewis mổ ngả ngực và bụng qua nội soi hoàn toàn và là một danh sư thế giới về kỹ thuật này.
Năm 1913 Denk mô tả kỹ thuật cắt thực quản qua lỗ hoành. Turner hoàn chỉnh năm 1931 rồi Orringer (1978) quảng bá khắp thế giới suốt 30 năm qua.
Kinh nghiệm tại Bệnh viện Bình Dân: trong thời gian từ 1/5/2008 đến 5/4/2013 chúng tôi cắt toàn bộ thực quản qua nội soi ngực hỗ trợ cho 75 trường hợp ung thư thực quản. Có 7 nữ và 92 nam với tuổi trung bình là 53 tuổi. Cắt thực quản mổ mở 11 trường hợp, cắt thực quản nội soi ngực hỗ trợ 75 trường hợp và cắt thực quản theo Orringer 13 trường hợp. Thời gian mổ trung bình là 240 phút.
Xì ở cổ có 2 trường hợp (4,7%), đứt ống ngực có 1 trường ợp (2,4%) và viêm phổi có 30 trường hợp (30%). Không có tử vong trong nghiên cứu này. Từ đó chúng tôi chọn kỹ thuật mổ:
Đối với ung thư thực quản 1/3 giữa: cắt toàn bộ thực quản và thay thế thực quản bằng dạ dày là cách giúp người bệnh tốt nhất (Akiyama, McKeown).
Đối với ung thư thực quản 1/3 dưới: cắt thực quản không mở ngực (qua lỗ hoành) theo Orringer là phẫu thuật được chọn lựa.
Vấn đề nạo vét hạch khi mổ: có 3 loại kỹ thuật: Standard lymph node dissection, Extended mediastinal lymph node dissection, và three field lymph node dissection.
Đứt ống ngực là biến chứng rất nặng, người bệnh suy kiệt rất nhanh vì mất dưỡng trấp. Việc điều trị rất khó khăn dù có nhiều kỹ thuật được đề xuất. Marco G Patti đã đề nghị cách rất đơn giản là khâu surjet khoảng giữa động mạch chủ ngực và tĩnh mạch agygos. Khuyến cáo này rất hữu ích.
Năm 2016, chúng tôi lần đầu tiên dùng robot cắt thực quản tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về adenocarcinoma ở ranh giới thực quản-tâm vị. Đây là loại ung thư đặc biệt được Siewert lưu ý (2000) và phân ra 3 types rồi đề nghị cách mổ riêng.
Đối với ung thư thực quản tiến xa tại chỗ, các chuyên gia Việt Nam áp dụng hóa trị tân hỗ trợ với phác đồ DCF/DCX, hoặc PAC-CAR, 3-6 chu kỳ trước khi cắt thực quản.
Năm 2018 kỹ thuật camera phát huỳnh quang với Indocyanine (ICG) giúp đánh giá tình trạng tưới máu của miệng nối. Kỹ thuật này giúp phẫu thuật viên biết chắc chắn về miệng nối vốn dễ xì khi cắt thực quản.
Kết luận: Hiện tại việc điều trị ung thư thực quản có nhiều tiến bộ: mổ ít xâm hại ngày càng phổ biến, với ung thư tiến triển tại chỗ các tác giả Việt Nam ưa chuộng hóa trị tân hỗ trợ với phác DCF/DCX hoặc PAC-CAR, 3 đến 6 chu kỳ, sau đó mổ cắt thực quản (qua nội soi hoặc qua robotic) kèm nạo vét hạch 3 vùng. Đây là phác đồ chuẩn trong tương lai.
Abstract: review of modern esophagectomy
Le Quang Nghia, Hoang Vinh Chuc
Binh Dan Hospital
Abstract
Aims: To review the modern esophagectomy.
In 1913, Torek (German, worked in Newyork) was the first surgeon, who performed transthoracic esophagectomy in a woman 67 year old. She survived for 12 years and finally died due to pneumonia.
In 1946, Ivor-Lewis performed esophagectomy by two approaches: abdominal associated with and right thoracic and the anastomosis between stomach and the cervical esophagus was in the top of the right lung. The disadvantage of this procedure was the post operative leak occurred, it was usually fatal event.
In 1976, MacLeown developed the 3 approaches: abdominal, thoracic and left cervical. He performed thoracoscopy first.
In 1982, Aikiyama performed the same procedure but with laparotomy first. The anastomosis in the neck has advantage that the leak was not fatal complication.
In 1979, Aikiyama was the international honorable professor for many nations. Even died in 2012 but he had contributed a lot of experiences to the modern esophagectomy.
Transhiatal esophagectomy was first adeas of Denk in 1913 and Orringer in 1978 popularized worldwide.
In 1994, de Paula (Brasil) has performed the first minimally invasive transhiatal esophagectomy.
In 2003, Luketich (American) was a master of the actual minimally invasive esophagectomy
Experiences in Binh Dan Hospital: During the period from 1st May 2008 to 5th April 2013 we have performed 75 cases of Video-Assisted Thoracoscopic (VATs) esophagectomy. There were 7 women and 92 men with the mean age was 53 years old. The procedures was open esophagectomy 11 cases, VATs esophagectomy 75 cases and 13 cases of Orringer. The medium operative time was 240 minutes. Cervical leak was two cases (4,7%), thoracic injury one case (2,4%) and pneumonia 30 cases (30%). No mortality was observed in this study.
For cancer of middle third of the esophagus we performed total esophagectomy following Akiyama or Mac Keown techniques. For cancer of the lower third, Orringer was the procedure of choice.
About lymphadenectomy: there were standard lymph node dissection, extended mediastinal lymph node dissection and three field lymph node dissection (Japaneses).
We presented our experiencies in treatment of thoracic duct following technique of Marco G Patty.
In 2016, the first robotic esophagectomy in HCM City was performed.
We described the classification of Siewert (2000) for adenocarcinoma of the esophago-cardial junction.
For locally advanced esophageal cancer many Vietnamese now have applied adjuvant preoperative neo-chemotherapy (protocol is DCF/DCX, or PAC-CAR, 3-6 cycles).
In 2018, numerous studies on Indocyanine Green in controlling blood perfusion of the anastomosis of the esophagus to prevent the leakage complication.
Conclusion: The treatment of esophageal cancer currently has many advances. Adjuvant preoperative neo-chemotherapy following esophagectomy (VATs or robotic) with 3 field lymph node dissection become the standard protocol in the future.
Tài liệu tham khảo
- Hosoda K et al (2017): Optimal treatment for Siewert type II and III adenocarcinoma of the esophagogastric junction: A retrospective cohort study with long-term follow-up. WJG. 23: 2723.
- Mo Son G et al (2019): Quantative analysis of colon perfusion pattern using indocyanine green (ICG) angiography in laparoscopic colorectal surgery. Surgical Endoscopy. 33: 1640.
- Schlottmann F-Molena D-Patti MG (2018): Esophageal Cancer. Diagnosis and Treatment. Springer.
- Võ Thị Minh Huệ (2023): Luận án Tiến Sĩ Y Học. Đại Học y-Dược TP.HCM.
- Nguyễn Võ Vĩnh Lộc (2023): Luận án Tiến Sĩ Y Học. Đại Học y-Dược TP.HCM.
- Urschel J.D, Urschel D.M, Miller J.D, et al. (2001). A meta-analysis of randomized controlled trials of route of reconstruction after esophagectomy for cancer. Am JSurg, 182, pp. 470 – 475.
- Wu S, Cheng M, Wei L, et al. (2013). Embedded cervical esophagogastrostomy: a simple and convenient method using a circular stapler after esophagectomy for esophageal carcinomas. Ann Surg Oncol, 20, pp. 2984 – 2990.
- Zheng Y.Z, Dai S.Q, Li W, et al. (2012). Comparison between different reconstruction routes in esophageal squamous cell carcinoma. World J Gastroenterol, 18(39), pp. 5616 – 5621.
- Akiyama H, Tsurumaru M, Udagawa H, et al. (1994). Radical lymph node dissection for cancer of the thoracic esophagus. Ann Surg, 220, pp. 364 – 374.
- Barba C.A, Butensky M.S, Lorenzo M, et al. (2003). Endoscopic dilation of gastroesophageal anastomotic stricture after gastric bypass. Surg Endosc, 17, pp. 416 – 420.
- Biere S.S.A.Y, Maas K.W, Cuesta M.A, et al. (2011). Cervical or thoracic anastomosis after esophagectomy for cancer: a systematic review and meta-analysis. Dig Surg, 28, pp. 29 – 35.
- Casson A.G, Porter G.A, Veugelers P.J (2002). Evolution and critical appraisal of anastomotic technique following resection of esophageal adenocarcinoma. Disease of the esophagus, 15, pp. 296 – 302.
- Fujita H, Sueyoshi S, Tanaka T, et al. (2002). Three-field dissection for squamous cell carcinoma in the thoracic esophagus. Ann Thorac Cardiovasc Surg, 8, pp. 328 – 335.
- Han J.J, Liu H, Wang Z.L (1993). Dilatation for an astomotic stenosis after esophagectomy for cancer: ananalysis of 91 cases. Hebei Med J, 15(Suppl): pp. 105 – 107
- Hsu H.H, Chen J.S, Huang P.M, et al. (2004). Comparison of manual and mechanical cervical esophagogastric anastomosis after esophageal resection for squamous cell carcinoma: a prospective randomized controlled trial. European journal of cardio-thoracic surgery, 25, pp. 1097 – 1101.
- Igaki H, Tachimori Y, Kato H (2004). Improved survival for patients with upper and/or middle midiastinal lymph node metastasis of squamous cell carcinoma of the lower thoracic esophagus treated with 3-field dissection. Ann Surg, 239, pp.483 – 490.
- Trần Phùng Dũng Tiến, Lâm Việt Trung, Nguyễn Minh Hải và cs (2011). “Phẫu thuật nội soi ngực bụng điều trị ung thư thực quản 1/3 giữa và dưới”. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 15, 14-19.
- Johansson J, Zilling T, Holstein C.C.V, et al. (2000). Anastomotic diameters and strictures following esophagectomy and total gastrectomy in 256 patients. World J Surg, 24, pp. 78 – 85.
- Klijn E, Niehof S, Jonge J, et al. (2010). The effect of perfusion pressure on gastric tissue blood flow in an experimental gastric tube model. Anesth Analg, 110, pp. 541 – 546.
- Lerut T, Nafteux P, Moons J, et al. (2004). Three-field lymphadenectomy for carcinoma of the esophagus and gastroesophageal junction in 174 R0 resections: impact on staging, disease-free survival and outcome. Ann Surg, 240, pp. 962 – 974.
- Li C.L, Zhang F.L, Wang Y.D, et al. (2013). Characteristics of recurrence after radical esophagectomy with two-field lymph node dissection for esophageal cancer. Oncology letters, 5, pp. 355 – 259.
- Nishihira T, Hirayama K, Mori S (1998). A prospective randomized trial of extended cervical and superior mediastinal lymphadenectomy for carcinoma of the thoracic esophagus. Am J Surg, 175, pp. 47 – 51.
- Orringer M.B, Marshall B, Iannettoni M.D (2000). Eliminating the cervical esophagogastric anastomotic leak with a side-to-side stapled anastomosis. J Thorac Cardiovasc, 119, pp. 277 – 288.
- Tabatabai A, Hashemi M, Mohajeri G, et al. (2009). Incidence and risk factors predisposing anastomotic leak after transhiatal esophagectomy. Annals of thoracic medicine, 4 (4), pp. 197 – 200.
- Toh Y, Sakaguchi Y, Ikeda O, et al. (2009). The triangulating stapling technique for cervical esophagogastric anastomosis after esophagectomy. Surg Today, 39, pp. 201 – 206.
- Phạm Dức Huấn, Đỗ Mai Lâm, Nguyễn Xuân Hòa và cs (2013). “Kết quả cắt thực quản nội soi điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Việt Đức”. Những tiến bộ trong phẫu thuật nội soi điều trị ung thư thực quản, Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Patti MG et al (2019): Esophageal cancer.