Tóm tắt:
Đặt vấn đề: Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh đã được chứng minh là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và làm giảm nguy cơ đột quỵ não ở người bệnh có hẹp động mạch cảnh ngoài sọ. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn một số bàn cãi về lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật này. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá kết quả của phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh tại Bệnh viện Thống Nhất trong 15 năm với kinh nghiệm 1.200 trường hợp.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt ca với toàn bộ 1.200 người bệnh được phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh tại Bệnh viện Thống Nhất trong thời gian 15 năm từ 2004 – 2019. Các đặc điểm về tuổi, giới tính, mức độ hẹp động mạch cảnh, tiền sử đột quỵ được ghi nhận. Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh được thực hiện dưới gây mê. Tiến hành bóc lớp trong động mạch cảnh qua đường mở dọc động mạch và phục hồi động mạch cảnh có miếng vá PTFE hoặc bóc lớp trong động mạch cảnh kiểu lộn ngược. Ghi nhận thời gian kẹp động mạch cảnh. Đánh giá tỉ lệ biến chứng, tử vong và đột quỵ não trong phẫu thuật, sau mổ 01 tháng, 01 năm, 05 năm, tỉ lệ hẹp tái phát động mạch cảnh sau phẫu thuật 01 năm và 05 năm.
Kết quả: Tuổi trung bình là 72,4 (49 – 92) Tỉ lệ nam/nữ là 2,6:1. Có 628 trường hợp có đột quỵ não trước phẫu thuật chiếm tỉ lệ 52,3%. Hẹp cả 2 động mạch cảnh được ghi nhận ở 224 trường hợp chiếm tỉ lệ 18,7%. Bóc lớp trong kiểu lộn vỏ động mạch được thực hiện cho 258 trường hợp (21,5%); bóc lớp trong động mạch theo phương pháp kinh điển áp dụng cho 942 trường hợp (78,5%); phục hồi động mạch cảnh với miếng vá áp dụng cho 936 trường hợp (99.4%; khâu trực tiếp cho 6 trường hợp (0,6%). Thời gian kẹp động mạch cảnh trung bình là 23,6 phút. Có 03 người bệnh tử vong trong 01 tháng sau mổ chiếm tỉ lệ 0,25%; đột quỵ não trong mổ ở 04 trường hợp (0,33%); có 06 trường hợp (0,5%) đột quỵ trong thời gian 01 tháng sau phẫu thuật. Theo dõi sau phẫu thuật từ 01 tháng – 05 năm cho thấy tử vong sau 01 năm, 05 năm là 0,2% và 1,1%; đột quỵ não sau 01 năm và 05 năm là 0,1% và 0,8%; hẹp tái phát trên 70% tại thời điểm 01 năm và 05 năm sau phẫu thuật là 0,1 và 1,0%.
Kết luận: Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh không dùng shunt tạm là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho hẹp động mạch cảnh ngoài sọ, tỉ lệ đột quỵ và tử vong sau phẫu thuật thấp. Tỉ lệ tái hẹp và đột quỵ sau 1 năm và 5 năm rất thấp.
Abstract
Introduction: The value of carotid endarterectomy (CEA) has been well established in patients with symptomatic and asymptom-atic carotid artery stenosis. The purpose of this study was review our experiences on carotid endarterectomy in Thong Nhat Hospital during 15 years with 1,200 cases.
Materials and Methods: All of 1,200 CEA cases in our hospital during 15 years from 2004 to 2019 were prospectively collected. Eveluate the clinical characteristics of stenosis of the carotid. Carotid endarterectomy was performed with conventional carotid endarterectomy in 942 cases (78,5%) and Eversion carotid endarterectomy in 258 cases (21,5%). Primary outcomes are death and stroke in 30 day, 1 year and 5 years after operation. Secondary outcomes are restenosis over 70% at 1 years and 5 years after operation.
Results: The mean age was 72.4 range 49 to 92, male: female was 2.6:1. Previous stroke in 628 patients (54.3%), TIA in 252 patients (21.0%) and asymptomatic in 320 patients (26.7%). Mean clamping time was 23.4 min. Perioperative mortality was 0.25% (3/1,200) with myocardial infarction being cause in 2 patients. Perioperative neurological morbidity was 0.83% (10/1,200) with 4 cases major and 6 minor strokes. In 16 cases (1.3%) had cervical hematoma, two cases need urgent operation for control bleeding. The recurrent laryngeal nerve involved in 5 cases (0.4%). The 1-year and 5-year mortality was 0.2% and 1.1%. Ipsilateral stroke after operation 30 days to 1-year and 5-year were 0.1% and 0.8%. The rates of restenosis >70% at 1 year and 5 year are 0.1% and 1.0%.
Conclusions: Carotid endarterectomy has a reduced rate of perioperative complications when compared to those previously reported in literature. The low complication rate is related to improved preoperative patients evaluation, surgeons increasing experience and to surgical and anesthesiological techniques.
Keywords: Carotid stenosis, stroke, carotid edaretectomy, eversion carotid endarterectomy.
Tài liệu tham khảo
- Ballotta E, Meneghetti G, Mananra R (2007). Long-term survival and stroke-free survival after eversion carotid endarterectomy for asymptomatic severe carotid stenosis. J Vasc Surg. 33: 678-83
- Cinà CS, Clase CM, Haynes BR (1999). Refining the indications for carotid endarterectomy in patients with symptomatic carotid stenosis: A systemic review. J Vasc Surg 30:606-18.
- Demirel S, Attigah N, Bruijnen H, Ringleb P, Eckstein H, Fraedrich G, Bo¨ckler D (2012). Multicenter Experience on Eversion versus Conventional Carotid Endarterectomy in Symptomatic Carotid Artery Stenosis. Stroke 43:1865-1871.
- Đỗ Kim Quế, Chung Giang Đông (2019). Kết quả dài hạn phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh kiểu lộn vỏ động mạch. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 1(23): 65 – 70; 2019.
- Filis KA, Arko FR, Johnson BL, Pipinos II, Harris EJ, Oncott C, Zarins CK (2002). Duplex ultrasound criteria for defining the severity of carotid stenosis. Ann Vasc Surg 416: 213-221.
- Gurm HS, Yadav JS, Fayad P, et al (2008) Long-term results of carotid stenting versus endarterectomy in high-risk patients. N Engl J Med. 358:1572–9.
- North American Symptomatic Carotid Endarterectomy Trial Collaborators (1991). Beneficial effect of carotid endarterectomy in symptomatic patients with high-grade carotid stenosis. N Engl J Med. 325:445–53
- Serfaty JM, Chirossel P, Chevallier JM, et al (2000). Accuracy of three dimension algadolinium-enhanced MR angiography in the assessment of extracranial carotid artery disease. AJR Am J Roentgenol. 175:455–63.