Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chẩn đoán và phân loại các u dạ dày không biểu mô là một vấn đề khó đối với thầy thuốc bởi các triệu chứng thường không đặc hiệu và phương pháp chẩn đoán chuyên sâu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu các trường hợp phẫu thuật u dạ dày không biểu mô tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng
Kết quả: Có 144 người bệnh u dạ dày không biểu mô được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong đó có 122 người bệnh u trung mô (trong đó u mô đệm chiếm nhiều nhất 62,5%), 22 trường hợp u lympho, nhóm nghiên cứu có tuổi trung bình là 56,9, tỷ lệ nam/nữ là 1/1. Tuy nhiên u mô đệm và u lympho gặp ở nam nhiều hơn ở nữ và ngược lại, u cơ trơn và u Schwann gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Chẩn đoán u dạ dày không biểu mô chủ yếu bằng nội soi (87,9% phát hiện u trên nội soi), siêu âm nội soi (100% trường hợp phát hiện u, trong đó 2 trường hợp u lympho thấy dày thành dạ dày), siêu âm ổ bụng (79/133 trường hợp, 59,4%), chụp cắt lớp vi tính (100% phát hiện ra u). Chẩn đoán xác định loại u dựa vào kết quả giải phẫu bệnh: U lympho (100%), các loại u trung mô khác phải dựa vào hoá mô miễn dịch: u mô đệm (dương tính với dấu ấn DOG1 là 100%, CD17 là 96,9%, CD34 là 92,9%), u cơ trơn (dương tính với dấu ấn Desmin 100%, SMA là 90%), u Schwann (dương tính với S100 là 100%).
Kết luận: U dạ dày không biểu mô thường gặp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là u mô đệm, u lympho, u Schwann, u cơ trơn và u mỡ. Chẩn đoán xác định dựa vào giải phẫu bệnh và kết quả hoá mô miễn dịch với các dấu ấn DOG1, CD17, CD34, Desmin, SMA, S100.
Từ khóa: U dạ dày không biểu mô, chẩn đoán, phân loại, u mô đệm, u lympho, u cơ trơn, u Schwann.
Abstract
Introduction: To diagnose and classify for non-epithelial tumors of the stomach was difficult for physicians because of its non-specific symptoms and intensive diagnostic methods.
Materials and Methods: Descriptive cross-sectional retrospective study, monitoring cases of non-epithelial tumors of the stomach surgery at Viet Duc University Hospital from 4/2014 to 5/2019.
Results: In 144 cases of non-epithelial tumors of the stomach, there were 122 cases of GIST (stromal tumors had most rate 62,5%), 22 cases of gastric lymphomas, the average age was 56.9, male/female ratio was 1/1, however GIST and lymphomas being seen more in man than woman, in other side, leiomyomas and Schwann tumors being seen more in woman than a man. Diagnosis of non-epithelial gastric tumors mostly by endoscopy (87.9% tumors discovered), by ultrasound through endoscopy (100% tumors found, in that, 2 cases of lymphomas seen with the thick gastric wall), by belly ultrasound (79/113 cases, 59.4%), by CT-Scanner (100% tumors found). Diagnosis of classifying tumor by pathology: Lymphomas (100%), gastrointestinal stromal tumors (GIST) only classified by immunohistochemistry (IHC): stromal tumors (positive marker DOG1 100%, CD17 96,9%, CD34 92,9%), leiomyomas (positive marker Desmin 100%, SMA 90%), Schwann tumors (positive marker S100 100%).
Conclusions: Common non-epithelial stomach tumors at Viet Duc University Hospital are stromal tumors, lymphoma, Schwann’s tumors, smooth muscle tumors also fat tumors. Diagnosis is confirmed based on disease anatomy and immunohistochemistry results with markers DOG1, CD17, CD34, Desmin, SMA, S100.
Keywords: Non-epithelial tumors of the stomach, diagnose, classify, gastrointestinal stromal tumors (GIST), lymphomas, leiomyomas, Schwann tumors.
Tài liệu tham khảo:
- Hamilton SR, Aaltonen LA. (2000). World Health Organization classification of tumors: pathology and genetics of tumours of the digestive system. Lyon, France: IARC.
- T. Bosman, F. Carneiro, R. H. Hruban, and N. D.Theise. (2010). WHO Classification of Tumours of the Digestive System, Tumours IWCo, 4th edition.
- Chak, A. (2002). “EUS in submucosal tumors”. Gastrointest Endosc. Oct). 56 (4 Suppl): S43-8.
- Chak, A., Canto, M. I., Rosch, T., Dittler, H. J., Hawes, R. H., Tio, T. L., et al. (1997). “Endosonographic differentiation of benign and malignant stromal cell tumors”. Gastrointest Endosc;45(6):468-73.
- Vetro C, Romano A, Amico I, et al. (2014). Endoscopic features of gastro-intestinal lymphomas: from diagnosis to follow-up. World J Gastroenterol. 20(36):12993–13005.
- Kang H.C., Menias C.O., Gaballah A.H. (2013). Beyond the GIST: mesenchymal tumors of the stomach. Radio Graphics; 33:1673–1690.
- Yu MH, Lee JM, Baek JH, Han JK and Choi BI. (2014), MRI features of gastrointestinal stromal tumors. AJR 203: 980-991.
- Nishida T, Blay JY, Hirota S, Kitagawa Y, Kang YK. (2015), The standard diagnosis, treatment, and follow-up of gastrointestinal stromal tumors based on guidelines. Gastric Cancer. 19(1):3-14.