Tóm tắt
Đặt vấn đề: Da đầu ngoài chức năng che phủ, còn có chức năng thẩm mỹ. Điều trị che phủ các khuyết hổng lớn vùng da đầu với các nguyên nhân sau chấn thương, phẫu thuật, ung thư hay xạ trị là một thách thức với các phẫu thuật viên tạo hình. Việc lựa chọn chất liệu che phủ phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, kích thước, độ dày của tổn khuyết cũng như nguyên nhân gây ra khuyết hổng. Vạt tự do với nhiều cách sử dụng đa dạng là một trong những lựa chọn tốt khi vạt tại chỗ không đủ đáp ứng để che phủ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên người bệnh khuyết hổng da đầu lớn với các nguyên nhân có kèm theo hoặc không triệu chứng da đầu mỏng và teo mô mềm từ năm 2020 đến năm 2024. Tất cả người bệnh đều được tái tạo bằng vạt tự do để che các khuyết hổng trên da và lấp đầy mô mềm. Đánh giá kết quả dựa trên tỷ lệ sống của vạt, phạm vi che phủ và tính cân xứng sau phẫu thuật.
Kết quả: Từ năm 2020-2024, nghiên cứu tiến hành trên 23 người bệnh có độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 39,65 (dao động từ 11-68) và tỷ lệ nam/nữ là 13/10. Các vạt tự do gồm: 19 vạt đùi trước ngoài da mỡ tự do (ALT), 03 vạt da cơ lưng to (LD), 01vạt kép cơ lưng to và cơ răng trước được sử dụng để tái tạo khuyết hổng da đầu. Tỷ lệ vạt sống hoàn toàn là 95,6% (22/23 người bệnh). Tính đối xứng và độ lấp đầy của thiểu sản mô mềm là 23/23 trường hợp.
Kết luận: Vạt tự do là vạt hữu ích trong điều trị các khuyết hổng lớn vùng da đầu. Sử dụng vạt tự do có thể che phủ rộng, giảm nguy cơ nhiễm trùng tái phát, tạo ra một miếng ghép cho tình trạng teo mô mềm hoặc da mỏng để phục hồi tính thẩm mỹ của da đầu.
Từ khóa: Phẫu thuật sọ não, vạt đùi trước ngoài da mỡ, da đầu mỏng, khuyết hổng da đầu.
Free flap for reconstruction of scalp deformity
Bui Mai Anh, Tran Xuan Thach, Vu Trung Truc, Pham Hoang Anh
Viet Duc University Hospital
Abstract
Introduction: Besides covering function, the scalp also has an aesthetic function aspect. Large scalp defects caused by trauma, surgery, cancer or radiation therapy are a challenge for plastic surgeons. The choice of covering material depends on the location, size, thickness of the defect as well as the cause of the defect. Free flaps with a variety of options are one of the best options when local flaps are not enough to cover.
Patients and Methods: Non-controlled clinical interventional study of patients with large scalp defects with or without associated causes of scalp thinning and soft tissue atrophy from 2020 to 2024. All patients had free flap reconstruction to cover skin defects and fill soft tissue. Outcomes were assessed based on flap survival, coverage, and postoperative symmetry.
Results: From 2020-2024, the study was conducted on 23 patients with an average age of 39.65 years old (range: 11-68) and a male/female ratio of 13/10. Free flaps including: 19 free anterior thigh flaps (ALT), 03 latissimus dorsi flaps (LD), 01 double latissimus dorsi flap and serratus anterior muscle were used to reconstruct the scalp defect. The flap survival rate was 95.6% (22/23 patients). Symmetry and filling of soft tissue hypoplasia were 23/23 cases.
Conclusions: Free flaps are useful in treating large scalp defects. Using free flaps can provide wide coverage, reduce the risk of recurrent infection, create a graft for soft tissue atrophy or thin skin to restore scalp aesthetics.
Keywords: Craniofacial surgery, ALT flap, thin scalp, scalp defect.
Tài liệu tham khảo
- Sokoya, M., et al. Free tissue reconstruction of the scalp. in Seminars in Plastic Surgery. 2019. Thieme Medical Publishers.
- Hwang, S.O. and L.S. Chang, Salvage of an exposed cranial prosthetic implant using a transposition flap with an indwelling antibiotic irrigation system. Archives of craniofacial surgery, 2020. 21(1): p. 73.
- Kwiecien, G.J., et al., Long-term Effect of Cranioplasty on Overlying Scalp Atrophy. Plastic and Reconstructive Surgery – Global Open, 2020. 8(8): p. e3031.
- Stephens, F.L., et al., Cranioplasty complications following wartime decompressive craniectomy. Neurosurgical focus, 2010. 28(5): p. E3.
- Mukherjee, S., et al., Complications of titanium cranioplasty—a retrospective analysis of 174 patients. Acta neurochirurgica, 2014. 156(5): p. 989-998.
- Chen, F., et al., Treatment of Large and Complicated Scalp Defects with Free Flap Transfer. BioMed research international, 2020. 2020.
- Chana, J.S. and F.-c. Wei, A review of the advantages of the anterolateral thigh flap in head and neck reconstruction. British journal of plastic surgery, 2004. 57(7): p. 603-609.
- Yoshioka, N., Versatility of the latissimus dorsi free flap during the treatment of complex postcraniotomy surgical site infections. Plastic and Reconstructive Surgery Global Open, 2017. 5(6).
- Chou, P.Y., et al., Salvage of postcranioplasty implant exposure using free tissue transfer. Head & neck, 2017. 39(8): p. 1655-1661.
- Agha, R.A., et al., The SCARE 2020 guideline: updating consensus surgical CAse REport (SCARE) guidelines. International Journal of Surgery, 2020. 84: p. 226-230.
- Hilaire, H.S.-., et al., Restoring the failed cranioplasty: nonanatomical titanium mesh with perforator flap. Plastic and reconstructive surgery, 2009. 123(6): p. 1813-1817.
- Innocenti, A., G. Menichini, and M. Innocenti, Major scalp defect reconstruction with free flap: analysis of the results. Acta Bio Medica: Atenei Parmensis, 2021. 92(6).
- Maqbool, T., et al., Risk factors for titanium mesh implant exposure following cranioplasty. Journal of Craniofacial Surgery, 2018. 29(5): p. 1181-1186.
- Zhao, J., et al., Using the reversed temporal island flap to cover small forehead defects from titanium mesh exposure after cranial reconstruction. World neurosurgery, 2018. 112: p. e514-e519.
- Mikami, T., et al., Exposure of titanium implants after cranioplasty: a matter of long-term consequences. Interdisciplinary Neurosurgery, 2017. 8: p. 64-67.