Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh ung thư đại tràng và kết quả về thời gian sống thêm của người bệnh ung thư đại tràng được tiến hành phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại tràng kèm mạc treo tương ứng đồng thời hóa trị bổ trợ sau mổ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 60 người bệnh được chẩn đoán là ung thư đại tràng và được tiến hành phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại tràng CME (complete mesocolic excision) và hóa chất sau mổ tại bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2023.
Kết quả: Số lượng người bệnh nam > nữ ở độ tuổi trung bình khoảng 60 tuổi, đi khám với triệu chứng chủ yếu là đau bụng. người bệnh được tiến hành phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại tràng kèm mạc treo tương ứng với vị trí u phổ biến là đoạn đại tràng sigma và đại tràng phải lần lượt là 40%; 36,7%. Sau phẫu thuật người bệnh được xác định chính xác giai đoạn dựa vào kết quả giải phẫu bệnh và điều trị hóa chất bổ trợ tại khoa ung bướu với người bệnh ở giai đoạn IIc trở lên phác đồ FOLFOX hoặc CAPEOX. Kết quả sống thêm năm đầu sau phẫu thuật là 100%, tỉ lệ sống thêm không bệnh giảm dần ở năm thứ 2 và năm thứ 3 với tỉ suất người bệnh được phân loại giai đoạn bệnh muộn IIIa, IIIb lần lượt là 70%;60% ở năm thứ 2 và 60%;50% năm thứ 3.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại tràng kèm mạc treo tương ứng trong điều trị ung thư đại tràng là một phương pháp điều trị triệt căn mang lại kết quả tốt, người bệnh cần được xác định đúng giai đoạn bệnh và điều trị hóa chất sau mổ để kéo dài thời gian sống thêm.
Từ khóa: Ung thư đại tràng, PTNS cắt đoạn đại tràng kèm mạc treo tương ứng, Thời gian sống thêm toàn bộ.
Outcome of laparoscopic colectomy for cancer at Hue Central Hospital Branch 2
Nguyen Thanh Xuan, Phan Dinh Quoc Dung
Hue Central Hospital Branch 2
Abstract
Introdutions: We have conducted the study on clinical as well as para-clinical characteristics and survival time of patients who underwent colon segment resection with CME (complete mesocolic excision) and postoperative chemotherapy for colon cancers.
Patients and methods: A prospective descriptive study was conducted on 60 patients with colon cancers who underwent laparoscopic colon segment resection with CME and postoperative chemotherapy at Hue Central Hospital, Branch 2, from January 2020 to March 2023.
Results: There were more male patients than female, with an average age was 60 years, and the main manifestation at the time of examination was abdominal pain. Patients underwent laparoscopic colon segment resection corresponding mesocolon removal, with the most common tumor locations being the sigmoid colon and the right colon at 40% and 36.7%, respectively. After surgery, the stage of colon cancers was accurately determined based on histopathological results and received adjuvant chemotherapy in the oncology department for those at stage IIc or higher, following the FOLFOX or CAPEOX regimens. The first-year postoperative survival rate was 100%, while the disease-free survival rate gradually decreased in the second and third years, with the proportion of patients classified as having late-stage disease (IIIa, IIIb) being 70% and 60% in the second year, and 60% and 50% in the third year, respectively.
Conclusions: Laparoscopic colectectomy with mesentery resection for colon cancer is a radical treatment method that brings good results. Patients need to be diagnosed to determine the accurate stage of the disease for postoperative adjuvant chemotherapy in order to increase survival time.
Keywords: colon cancer, laparoscopic colectectomy in colon cancer, overall survival rates.
Tài liệu tham khảo
- Sung, H., et al., Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: a cancer journal for clinicians, 2021. 71(3): p. 209-249.
- Siegel, R.L., et al., Colorectal cancer statistics, 2020. CA: a cancer journal for clinicians, 2020. 70(3): p. 145-164.
- Hohenberger, W., et al., Standardized surgery for colonic cancer: complete mesocolic excision and central ligation–technical notes and outcome. Colorectal Dis, 2009. 11(4): p. 354-64.
- Bertelsen, C.A., et al., 5-year outcome after complete mesocolic excision for right-sided colon cancer: a population-based cohort study. Lancet Oncol, 2019. 20(11): p. 1556-1565.
- Galizia, G., et al., Is complete mesocolic excision with central vascular ligation safe and effective in the surgical treatment of right-sided colon cancers? A prospective study. International journal of colorectal disease, 2014. 29: p. 89-97.
- Cho, M.S., et al., Modified complete mesocolic excision with central vascular ligation for the treatment of right-sided colon cancer: long-term outcomes and prognostic factors. Ann Surg, 2015. 261(4): p. 708-15.
- Watanabe, T., et al., Japanese Society for Cancer of the Colon and Rectum (JSCCR) guidelines 2010 for the treatment of colorectal cancer. Int J Clin Oncol, 2012. 17(1): p. 1-29.
- Madoff, 2012. Defining quality in colon cancer surgery, journal of clinical oncology, volume 30, number 15.
- Huang, J.L., et al., Comparison of laparoscopic versus open complete mesocolic excision for right colon cancer. Int J Surg, 2015. 23(Pt A): p. 12-7.
- Huỳnh Thanh Long, 2018. Nghiên cứu mức độ di căn hạch và đánh giá kết quả điều trị triệt căn ung thư đại tràng bằng phẫu thuật nội soi, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y Việt Nam.
- Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh (2013), ”Ung thư đại tràng”, Bệnh học ngoại khoa tiêu hóa, nxb Y học, tr. 405 – 420.
- Nguyễn Hoàng Bắc, 2013. Bệnh học ngoại tiêu hóa-DH Y HCM, trang 67-68.
- Trần Hồng Vũ, 2016. Đánh giá kết quả nội soi một cổng điều trị ung thư đại tràng, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược Huế.
- Văn Tần, Trần Vĩnh Hưng, Dương Thanh Hải (2014), ”Nội soi so với mổ mở ung thư đại tràng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(1), tr 49 – 51.
- Yoo, S.J., et al., A case of the inferior mesenteric artery arising from the superior mesenteric artery in a Korean woman. J Korean Med Sci, 2011. 26(10): p. 1382-5.
- Rinne, J.K., et al., Laparoscopic colectomy vs laparoscopic CME: a retrospective study of two hospitals with comparable laparoscopic experience. Journal of Gastrointestinal Surgery, 2021. 25: p. 475-483.
- Podda, M., et al., Laparoscopic versus open colectomy for locally advanced T4 colonic cancer: meta-analysis of clinical and oncological outcomes. British Journal of Surgery, 2022. 109(4): p. 319-331.