Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sỏi mật là bệnh lý ngoại khoa thường gặp. Có nhiều phương thức can thiệp phẫu thuật đối với bệnh lý sỏi mật từ kinh điển đến xâm lấn tối thiểu. Phẫu thuật nội soi cắt túi mật kết hợp ERCP được xem là phương thức tiếp cận ít xâm lấn, hiệu quả cho người bệnh sỏi mật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca lâm sàng được can thiệp phẫu thuật nội soi cắt túi mật kết hợp ERCP trong khoảng thời gian 2 năm (1/2021 đến 12/2022) tại BV Đa Khoa TW Cần Thơ
Kết quả: 42 trường hợp được can thiệp theo tiêu chuẩn chọn bệnh. Nữ giới chiếm đa số (59%) so với nam giới (41%). Độ tuổi trung bình 60,89 tuổi. Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất (93,2%). Tam chứng Charcot chỉ biểu hiện ở 29,5% trường hợp. Tỉ lệ siêu âm phát hiện được sỏi túi mật là 84,1%, sỏi ống mật chủ là 68,2%. Chụp cắt lớp vi tính phát hiện sỏi túi mật là 79,5% à sỏi ống mật chủ là 86,4%. Phẫu thuật nội soi cắt túi mật và ERCP thực hiện 1 thì trong trường hợp cấp cứu 36,4%, chương trình là 43,2%. Tỉ lệ sạch sỏi soi ERCP lần 1 là 97,7%. Tỉ lệ thành công của phương pháp điều trị (người bệnh xuất viện không biến chứng) là 95,4%,
Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật kết hợp ERCP là một lựa chọn an toàn trong điều trị bệnh lý sỏi mật.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật, nội soi mật tụy ngược dòng, kết hợp ERCP và pẫu thuật nội soi cắt túi mật
Evaluation of combined laparoscopic cholecystectomy and endoscopic retrograde cholangiopancreatography (ercp) for gallstones at Can Tho Central General Hospital
Lu Hoang Phi, Nguyen Van Bi, Nguyen Thi Quynh Mai
Can Tho Central General Hospital
Abstract
Objective: Gallstones is one of the most common surgical diseases. There are many surgical intervention methods for management from classic to minimally invasive. Laparoscopic cholecystectomy combined with (endoscopic retrogradecholangiopancreatography ERCP) is considered a minimally invasive and effective approach for gallstone patients.
Materials and Methods: There was a prospective and descriptive study of a series of clinical cases undergoing laparoscopic cholecystectomy combined with ERCP over a 2-year period (January 2021 to December 2022) at Can Tho Central General Hospital
Results: 42 cases were treated according to selection criteria. Female patient was the majority (59%) compared to male (41%). Average age was 60.89 years old. Abdominal pain was the most common symptom (93.2%). Charcot triad was only present in 29.5% of cases. The rate of ultrasound detecting gallbladder stones was 84.1%, common bile duct stones was 68.2%. CT scan detected gallbladder stones in 79.5% and common bile duct stones in 86.4%. Laparoscopic cholecystectomy and ERCP were performed in emergency accounted for 36.4%, elective surgery was 43.2%. The rate of stone clearance after the first ERCP was 97.7%.The success rate of the treatment (patients discharged from the hospital without complications) was 95.4%.
Conclusion: Laparoscopic cholecystectomy combined with ERCP was a safe option in the treatment of gallstone disease.
Key Words: Laparoscopic cholecystectomy, endoscopic retrograde cholangiopancreatography, combined ERCP and laparoscopic cholecystectomy
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Văn Định, Nguyễn Tuấn (2019), “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt túi mật nội soi sau nội soi mật tụy ngược dòng”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 23(1), trang 195-200.
- Mai Đức Hùng, Nguyễn Văn Nghĩa (2019), “Lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh được phẫu thuật nội soi cắt túi mật kết hợp nội soi mật tụy ngược dòng điều trị sỏi đường mật đồng thời”, Tạp chí y dược thực hành 175,18, trang 36-43.
- Hồ Văn Linh, Dương Xuân Lộc (2019), “Đánh giá kết quả bước đầu nội soi mật tụy ngược dòng kết hợp cắt túi mật nội soi trong điều trị sỏi ống mật chủ kèm sỏi túi mật”, Tạp chí y học lâm sàng,5, trang 80-83.
- Hồ Văn Kiên (2017), Nghiên cứu ứng dụng nội soi mật tụy ngược dòng và phẫu thuật nội soi điều trị sỏi ống mật chủ kết hợp viêm túi mật do sỏi, Luận văn chuyên khoa II, Học viện Quân Y
- Antonia Rizzutoa, Massimiliano Fabozzi (2018), “Intraoperative cholangiography during cholecystectomy in sequential treatment of cholecystocholedocholithiasis: To be, or not to be, that is the question A cohort study”, International Journal of Surgery,53,pp. 53-58
- Friis1, J. p. rothman (2018), “Optimal timing for laparoscopic cholecystectomy after endoscopic retrograde cholangiopancreatography: a systematic review”, Scandinavian Journal of Surgery, 107(2), pp. 99-106.
- Chi-Chih Wang, Ming-Chang tsai (2019), “Role of cholecystectomy in choledocholithiasis patients underwent endoscopic retrograde cholangiopancreatography”, Scientific RepoRts,9,pp. 1-7
- Fotios Tsiopoulosa, Andreas Kapsoritakis (2018), “Laparoendoscopic rendezvous may be an effective alternative to a failed preoperative endoscopic retrograde cholangiopancreatography in patients with cholecystocholedolithiasis”, Annals of gastroenterology,31,pp. 102-108.
- Maris Jones (2013), “ERCP and laparoscopic cholecystectomy in a combined (onestep) procedure: a random comparison to the standard (two-step) procedure”, Surg Endosc, 27(6), pp. 1907-1912
- Mehmet Aziret1, Kerem Karaman (2019), “Early laparoscopic cholecystectomy is associated with less risk of complications after the removal of common bile duct stones by endoscopic retrograde cholangiopancreatography”, Turk J Gastroenterol,30(4),pp. 336-344
- Min Zhang, Wenyi Hu (2020), “Timing of early laparoscopic cholecystectomy after endoscopic retrogradecholangiopancreatography ”, Laparoscopic, Endoscopic and Robotic Surgery, 3, pp. 39-42.
- Yong Zhou a, Wen-Zhang Zha (2017), “Three modalities on management of choledocholithiasis: A prospective cohort study”, International Journal of Surgery,44,pp. 269-273.