Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh máu đông, ổ cặn màng phổi sau chấn thương, vết thương ngực được mổ nội soi lồng ngực tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1/2015 đến 4/2018 và đánh giá kết quả sớm của phương pháp điều trị này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các người bệnh được chẩn đoán máu đông, ổ cặn màng phổi do chấn thương, vết thương ngực được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tháng 1/2015 đến tháng 4/2018.
Kết quả: Bao gồm 59 người bệnh, tuổi trung bình 39,63 ± 15,78. Thời gian bị thương đến khi phẫu thuật trung bình là 16,64 ± 9,81 ngày. Căn nguyên chấn thương ngực chiếm 45 ca (76,27%), vết thương ngực là 14 ca (23,73%). Có 46 người bệnh (90,2%) đã có can thiệp dẫn lưu màng phổi ở tuyến dưới. Tỷ lệ có sốt và bạch cầu tăng là 18,64% và 64,41%. Có 50,85% phẫu thuật nội soi toàn bộ, 49,15% dùng phẫu thuật nội soi hỗ trợ. Thời gian rút dẫn lưu màng phổi trung bình sau mổ bằng phương pháp nội soi toàn bộ là 4,93 ngày ngắn hơn so với phương pháp nội soi hỗ trợ là 7,01 ngày (p = 0,004). Tỷ lệ người bệnh có thời gian hậu phẫu dưới 7 ngày nằm ở nhóm sử dụng phương pháp nội soi toàn bộ chiếm 83,33% cao hơn so với nhóm nội soi hỗ trợ (41,38%) với p = 0.003. Tỉ lệ người bệnh dùng thuốc giảm đau phối hợp và tỉ lệ có biến chứng ở phương pháp nội soi toàn bộ lần lượt là 23,33%, và 6,67%, thấp hơn những chỉ số này ở phương pháp nội soi hỗ trợ lần lượt là 58,62% và 10,34%.
Kết luận: Máu đông, ổ cặn màng phổi sau chấn thương, vết thương ngực là biến chứng thường gặp trong cấp cứu chấn thương. Phẫu thuật nội soi lồng ngực là một phương pháp can thiệp có hiệu quả và an toàn với những người bệnh đã lựa chọn.
Abstract
Introduction: To describe several clinical and para-clinical signs of patients with post-chest trauma and chest wound retained hemothorax and empyema treated at Viet Duc Hospital from 1/2015 to 4/2018, and to report the early results of treatment.
Material and Methods: Retrospective descriptive study of patients diagnosed post-chest trauma and chest wound retained hemothorax and empyema treated by Video Assisted Thoracoscopic (VAT) surgery at Viet Duc Hospital from 1/2015 to 4/2018.
Results: 59 patients, of them the mean age was 39,63 ± 15,78. The mean duration from injury onset to surgery was 16,64 ± 9,81 days. Chest trauma were 45 cases (76,27%), and chest wounds were 14 cases (23,73%). 46 patients (90,2%) had been treated by chest tube drainage at lower level hospitals. The rate of patients with fever and high white blood cells were 18,6 % and 64,4% respectively. There were 50,85% treated by thoracoscopic surgery, and other in 49,15% treated by VAT surgery. The mean duration of the removal of chest drainage after the thoracoscopic surgery was 4,93 days shorter than the group underwent VAT surgery was 7,01 days (p = 0.004). The post-operative days in group with total thoracoscopic surgery lower than 7 days was 83,33%, higher than the group of patients underwent VAT surgery (41,38%) with p = 0.003. The rate of patients indicated for pain-killer and complications occurred after the total thoracoscopic surgery were 23,33% and 6,67%, lower than those in group with VAT surgery, were 58,62% and 10,34%.
Conclusion: Post-chest trauma and chest wound retained hemothorax and empyema were most common surgical emergencies. Thoracoscopic surgery is a safe and effective treatment method to the patients.
Keywords: Retained hemothorax, post-trauma and chest wound empyema, video-assisted thoracoscopic surgery.
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Hữu Ước, Đoàn Quốc Hưng, Lê Ngọc Thành và cộng sự (2006). Đánh giá tình hình cấp cứu chấn thương lồng ngực tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2004-2006, Tạp chí Y học Thực hành,328, 403-413.
- Shengchao Zhang, Meiwen Tang, Jianghua et al (2019). Thoracic trauma: a descriptive review of 4168 consecutive cases in East China. Medicine, 98: 14
- Eddy H. Carrillo and J. D. Richardson (2005). Thoracoscopy for the acutely injured patient. The American Journal of Surgery, 190, 234-238.
- Joseph DuBose, Kenji Inaba, Demetrios Demetriades et al (2011). Management of post- traumatic retained hemothorax: A prospective, observational, multicenter AAST study. J Trauma 72(1): 11 – 24
- Đinh Văn Lượng, Nguyễn Chi Lăng và Lê Ngọc Thành (2008). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị ngoại khoa ổ cặn màng phổi tại khoa ngoại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 7, 7-14
- Fong-Dee Huang, Wen-Bin Yeh, Sheng-Shih Chen, Yuan-Yuarn Liu, I-Yin Lu, Yi-Pin Chou, Tzu-Chin Wu (2018). Early Management of Retained Hemothorax in Blunt Head and Chest Trauma. World J Surg 42: 2061 – 2066
- Joseph D Bozzay and Matthew J Bradley (2019). Management of post-traumatic retained hemothorax. Trauma, Vol. 21(1): 14–20
- Phạm Hữu Lư, Hà Văn Quyết (2005). Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ngoại khoa, 27 – 33.
- Nathan T. Mowery., Oliver L. Gunter., Bryan R. Collier, DO, Jose J. Diaz, Jr., et al (2011). Practice Management Guidelines for Management of Hemothorax and Occult Pneumothorax. The Journal of TRAUMA® Injury, Infection, and Critical Care, 70 (2): 510 – 518
- Yi-Pin Chou et al (2015). Video-Assisted Thoracoscopic Surgery for retained hemothorax in blunt chest trauma. Curr Opin Pulm Med, 21:393 – 398
- Jacob and AG (2012). Posttraumatic Empyema Thoracis, Steve Biko academic hospital, University of Pretoria.
- Del Pilar Quiroga, Maria et al (2015). Developing risk factors for post traumatic empyema in patients with chest trauma. Journal of Acute Disease, 4(1), 48-50.
- Lin H-L, Huang W-Y, Yang C, et al (2014). How early should VATS be performed for retained haemothorax in blunt chest trauma? Injury; 45: 1359–1364.