Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt khối tá tụy hiện nay vẫn là phương pháp điều trị triệt để nhất trong ung thư quanh bóng Vater. Vai trò của phẫu thuật nội soi đã được khẳng định là an toàn và có nhiều ưu điểm so với mổ mở. Cho đến nay đã có nhiều báo cáo về thành công của phẫu thuật này nhưng số lượng còn hạn chế và chưa được phổ biến rộng rãi. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giátính khả thi cũng như kết quả của phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy điều trị ung thư quanh bóng Vater.
Phương pháp nghiên cứu: (1) Đánh giá tính khả thi của phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy. (2) Xác định tỉ lệ các biến chứng sớm của phẫu thuật cắt khối tá tụy. Nghiên cứu tiến cứu. Từ tháng 4/2017 đến tháng 9/2017 chúng tôi tiến hành phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy cho các người bệnh ung thư quanh bóng Vater tại khoa Ngoại gan mật tụy bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi ghi nhận kỹ thuật mổ, thời gian mổ, lượng máu mất, tai biến trong mổ và kết quả sau mổ.
Kết quả: Trong thời gian 6 tháng, có 25 người bệnh được phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy. Tuổi trung bình là 52, tỉ lệ Nữ: Nam là 1,11:1. Ung thư bóng Vater chiếm 72%, ung thư đầu tụy chiếm 16%, ung thư đoạn cuối ống mật chủ 12%, không có trường hợp ung thư tá tràng D2. Thời gian mổ trung bình là 425 phút, lượng máu mất trung bình là 150 ml. Thời gian nằm viện 7 ngày. Không có trường hợp nào chuyển mổ mở. Biến chứng rò tụy 2 ca (8%), rò mật 1 ca (4%), viêm phổi 1 ca (4%), không có tử vong sau mổ.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy là phẫu thuật an toàn với tỉ lệ tử vong thấp và biến chứng chấp nhận được. Đây là một trong những phẫu thuật khó nhưng vẫn có thể thực hiện được với kỹ năng mổ nội soi tốt và có kinh nghiệm mổ mở cắt khối tá tụy. Lựa chọn người bệnh cẩn thận giúp mang lại thành công cho phẫu thuật.
Từ khóa: Cắt khối tá tụy, U quanh bóng Vater, Phẫu thuật nội soi
Abstract
Introduction: Pancreaticoduodenectomy is the radical treatment of periampullary cancer. Laparoscopic surgery has been considered safe and more optimal than open surgery. Although success of this approach has been reported, the number is still limited and it has not been widely popular.
Material and Methods: We conducted this study to investigate the feasibility and the short-term outcome of laparoscopic Pancreaticoduodenectomy in treatment of periampullary cancer.
Prospective study. From April 2017 to September 2017, we performed laparoscopic Pancreaticoduodenectomy for periampullary cancer at Department of Hepatobiliary and Pancreatic Surgery, Cho Ray hospital. We recorded surgical techniques, operations time, blood loss, intraoperative complications and postoperative results.
Results: 25 patients underwent laparoscopic Pancreaticoduodenectomy. Mean age was 52, female: male ratio is 1.11: 1. Ampullary cancer accounts for 72%, head of pancreatic cancer accounts for 16% and distal common bile duct cancer is 12%. There is no case of duodenal cancer. Average operation time was 425 minutes. Average blood loss was 150 ml. Average duration of hospital stay was 7 days. There was no conversion to open surgery. The complications included pancreatic fistula in 2 cases (8%), biliary fistula in 1 case (4%) and pneumonia in 1 case (4%). There was no mortality after surgery.
Conclusion: Laparoscopic Pancreaticoduodenectomy is safe with low mortality and acceptable complication rate. This is one of the most difficult operations, but still be feasible with good laparoscopic surgical skills and experience of Pancreaticoduodenectomy. Careful selection for suitable patient helps bringing success for the surgery.
Keyword: Pancreaticoduodenectomy, Periampullary cancer, Laparoscopic Surgery
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hoàng Bắc-Trần Công Duy Long.(2014), “Phẫu thuật nọi soi điều trị ung thư quanh bóng Vater”, Tạp chí Y học Tp. HCM. Tập 4 (phụ bản số 4).
2. Asbun HJ, Stauffer JA.Laparoscopic vs open pancreaticoduodenectomy: overall outcomes and severity of complications using the Accordion Severity Grading System.J Am Coll Surg2012;215:810-9
3. Croome KP, Farnell MB, Que FG, et al.Total laparoscopic pancreaticoduodenectomy for pancreatic ductal adenocarcinoma: oncologic advantages over open approaches?Ann Surg2014;260:633-8; discussion 638-40.
4. Honda G, Kurata M, Okuda Y, et al.Laparoscopic pancreaticoduodenectomy: taking advantage of the unique view from the caudal side.J Am Coll Surg2013;217:e45-9.
5. Kim SC, Song KB, Jung YS, et al.Short-term clinical outcomes for 100 consecutive cases of laparoscopic
34 Tạp chí Phẫu thuật nội soi và Nội soi Việt Nam (2018) Số 2 – Tập 8; 30 – 34 pylorus-preserving improvement with Endosc2013;27:95-103 pancreatoduodenectomy: surgical experience.Surg
6. Mesleh MG, Stauffer JA, Bowers SP, et al.Cost analysis of open and laparoscopic pancreaticoduodenectomy: a single institution comparison.Surg Endosc2013;27:4518-23.comes.
7. Merkow J, Paniccia A. (2015). “ Laparoscopic pancreaticoduodenectomy: a descriptive and comparative review”. Chin J Cancer Res; 27(4):368-375.
8. Palanivelu C, Rajan PS, Rangarajan M, et al.Evolution in techniques of laparoscopic pancreaticoduodenectomy: a decade long experience from a tertiary center.J Hepatobiliary Pancreat Surg2009;16:731-40.
9. Song KB, Kim SC, Hwang DW, et al.Matched Case- Control Analysis Comparing Laparoscopic and Open Pylorus-preserving Pancreaticoduodenectomy in Patients With Periampullary Tumors.Ann Surg2015;262:146-55.
10. Speicher PJ, Nussbaum DP, White RR, et al.Defining the learning curve for team-based laparoscopic pancreaticoduodenectomy.Ann Surg Oncol2014;21:4014-9.