Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản là một dị tật bẩm sinh thường gặp nhất trong các dị tật về thận tiết niệu ở trẻ em. Sự ra đời của phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản với ưu điểm ít xâm lấn nên ngày được ứng dụng rộng rãi. Qua nghiên cứu chúng tôi đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở trẻ em và chia sẻ một số kinh nghiệm lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng từ năm 2022 đến 2024. Tiến hành phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản qua phúc mạc cho lô người bệnh tuổi từ 6 tháng đến 14 tuổi. Toàn bộ người bệnh đều được chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận – niệu quản nguyên phát và được phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản bằng phẫu thuật nội soi qua phúc mạc. Chúng tôi sử dụng 3 trocar 5mm, optic 30o đặt ở rốn, các người bệnh được phẫu thuật cắt rời khúc nối bị hẹp, tạo hình lại khúc nối bể thận – niệu quản theo Anderson – Hynes có đặt Sonde JJ bể thận – niệu quản. Người bệnh được tái khám để rút Sonde JJ sau 6 tuần và siêu âm kiểm tra đánh giá sau rút sonde JJ tối thiểu 1 tháng.
Kết quả: Nghiên cứu trên 70 trong đó có 53 trẻ nam 17 trẻ nữ, 100% người bệnh đều được phẫu thuật bằng nội soi, không trường hợp nào phải chuyển mổ mở. Kích thước bể thận trung bình trước mổ 33,5±12,3mm (từ 20-60mm). Thời gian mổ trung bình 130 phút. Kích thước bể thận sau mổ trung bình 15,7±7,2mm. 47/70 (67,1%) hợp có kích thước bể thận sau mổ dưới 15mm. 8/70 (11,4%) trường hợp có kích thước bể thận trên 20 mm. Có 1 trường hợp phải mổ lại vào ngày thứ 5 sau mổ do rò miệng nối.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản là phẫu thuật mang lại kết quả tốt, có tính thẩm mỹ, phù hợp ở trẻ em.
Từ khóa: Ứ nước thận, nội soi, tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản.
Results of transperitoneal laparoscopic pyeloplasty for renal pelvis-ureteral junction obstruction in children. Experience from 70 cases
Nguyen Thi Mai Thuy
Vietnam National Children’s Hospital
Abstract
Introduction: Renal pelvis-ureteral junction stenosis is the most common congenital malformation of the renal and urinary tract in children. The advent of laparoscopic surgery to reconstruct the renal pelvis-ureteral junction with the advantage of minimal invasion has made it widely applied. Through this study, we would like to share some experiences to contribute to the evaluation of the results of laparoscopic surgery through the peritoneum to treat renal pelvis-ureteral junction stenosis in children.
Patients and Methods: Non-controlled clinical intervention study from 2022 to 2024. Transperitoneal laparoscopic surgery to reconstruct the renal pelvis-ureteral junction was performed on a group of patients aged 6 months to 14 years. All patients were diagnosed with primary renal pelvis-ureteral junction stenosis and underwent transperitoneal laparoscopic surgery to reconstruct the renal pelvis-ureteral junction. We used 3 5mm trocars, optic 30o placed at the umbilicus, the patients underwent surgery to separate the stenotic junction, reconstruct the renal pelvis-ureteral junction according to Anderson – Hynes with placement of the renal pelvis-ureter JJ catheter. Patients were re-examined to remove the JJ catheter after 6 weeks and had ultrasound examination and evaluation at least 1 month after removing the JJ catheter.
Results: There were 70 patients including 53 boys and 17 girls, 100% of patients were operated by laparoscopic surgery, no case had to be converted to open surgery. The average renal pelvis size before surgery was 33.5±12.3mm (from 20-60mm). The average surgery time was 130 minutes. The average renal pelvis size after surgery was 15.7±7.2mm. 47/70 (67.1%) cases had renal pelvis size after surgery less than 15mm. 8/70 (11.4%) cases had renal pelvis size over 20mm. There was 1 case that had to be re-operated on the 5th day after surgery due to anastomotic leakage.
Conclusions: Laparoscopic ureteropelvic junction reconstruction via the peritoneum yields good results, is cosmetically favorable, and is suitable for children.
Keywords: Hydronephrosis, Laparoscopie, pyeloplasty
Tài liệu tham khảo
- Symons SJ, Bhirud PS, Jain V, Shetty AS, Desai MR. Laparoscopic pyeloplasty: our new gold standard. J Endourol. 2009;23(3):463-7.
- Pattaras JG, Moore RG. Laparoscopic pyeloplasty. J Endourol. 2000;14(10):895-904.
- Esposito C, Masieri L, Castagnetti M, Sforza S, Farina A, Cerulo M, et al. Robot-assisted vs laparoscopic pyeloplasty in children with uretero-pelvic junction obstruction (UPJO): technical considerations and results. J Pediatr Urol. 2019;15(6):667 e1- e8.
- Abdel-Karim AM, Fahmy A, Moussa A, Rashad H, Elbadry M, Badawy H, et al. Laparoscopic pyeloplasty versus open pyeloplasty for recurrent ureteropelvic junction obstruction in children. J Pediatr Urol. 2016;12(6):401 e1- e6.
- Mesrobian HG. Bypass pyeloplasty: description of a procedure and initial results. J Pediatr Urol. 2009;5(1):34-6.
- Singh H, Ganpule A, Malhotra V, Manohar T, Muthu V, Desai M. Transperitoneal laparoscopic pyeloplasty in children. J Endourol. 2007;21(12):1461-6.
- Davenport K, Minervini A, Timoney AG, Keeley FX, Jr. Our experience with retroperitoneal and transperitoneal laparoscopic pyeloplasty for pelvi-ureteric junction obstruction. Eur Urol. 2005;48(6):973-7.
- Lopez M, Guye E, Becmeur F, Molinaro F, Moog R, Varlet F. Laparoscopic pyeloplasty for repair of pelviureteric junction obstruction in children. J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 2009;19 Suppl 1:S91-3.
- El-Shazly MA, Moon DA, Eden CG. Laparoscopic pyeloplasty: status and review of literature. J Endourol. 2007;21(7):673-8.
- Inagaki T, Rha KH, Ong AM, Kavoussi LR, Jarrett TW. Laparoscopic pyeloplasty: current status. BJU Int. 2005;95 Suppl 2:102-5.