Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt gian cơ thắt (Intersphincteric resection – ISR), toàn bộ mạc treo trực tràng qua đường hậu môn (Transanal total mesorectal excision – TaTME) điều trị ung thư trực tràng thấp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu những người bệnh (NB) được phẫu thuật nội soi hoàn toàn ISR, TaTME điều trị ung thư trực tràng thấp tại khoa phẫu thuật (PT) Hậu môn – Trực tràng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2018 – 9/2019.
Kết quả: 67 NB (47 nam, 20 nữ), tuổi trung bình 62,7 ± 9,3 tuổi (40 – 82). Khoảng cách từ bờ dưới khối u tới mép hậu môn: 4.4 ± 0,8 cm (2,5 – 5,5). Mức độ xâm lấn khối u (T) trước mổ 65,7% T4; 31,3% T3, 3,0% T2, 84,9% hạch nghi ngờ di căn giai đoạn (GĐ) trước hóa xạ trị (HXT) dài ngày 98,1% III, 1,9% II. Có 14,9% NB không hoá xạ trị (HXT) tiền phẫu; 4,5% xạ trị tiền phẫu ngắn ngày; 80,6% HXT tiền phẫu dài ngày. Mức độ xâm lấn khối u sau HXT dài ngày 61,1% T3, 38,9% T2; 46,3% hạch nghi ngờ di căn (GĐ sau HXT dài ngày 46,3% III, 24,1% II, 29,6% I). Có 35,8% cắt 1 phần; 56,7% cắt bán phần và 7,5% cắt toàn bộ cơ thắt trong. Có 6% NB làm dẫn lưu hồi tràng. Thời gian phẫu thuật trung bình 151,6 phút, số lượng máu mất trung bình 57 ml, thời gian nằm viện trung bình 12,2 ngày. Diện cắt đầu xa, đầu gần, diện cắt chu vi không thấy tế bào u: 100%. Số lượng hạch trung bình vét được 5,3 hạch. GĐ sau mổ38,9% III, 23,9% II, 25,4% I, 11,6% GĐ 0; 37,3% NB hạch di căn (GĐ sau mổ ở NB HXT 29,7% III, 24,1% II, 29,6% I, 16,7 GĐ 0). Tỷ lệ biến chứng chung: 15,0%. Thời gian theo dõi 6 tháng: 2 NB tái phát tại chỗ; 1 NB di căn gan. Chức năng hậu môn đánh giá theo thang điểm Wexner trước mổ, sau mổ 1 tháng, 6 tháng lần lượt là 13.0 ± 3.8; 11.5 ± 4.9 và 9.1 ± 5.6.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt gian cơ thắt, toàn bộ mạc treo trực tràng qua đường hậu môn điều trị ung thư trực tràng là khả thi, an toàn, đảm bảo về mặt ung thư học. Chức năng hậu môn tốt dần theo thời gian.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi cắt trực tràng gian cơ thắt, cắt toàn bộ mạc treo trực tràng qua đường hậu môn; thang điểm Wexner.
Abstract
Introduction: To assess the results of laparoscopic for intersphincteric resection (ISR), (Transanal total mesorectal excision – TaTME) for rectal cancer.
Materials and Methods: A descriptive retrospective study of patients underwent laparoscopic for intersphincteric resection, TaTME at the Department of Colon and Rectal, 108 Military Central Hospital from June 2018 to September 2019.
Results: 67 patients (47 males, 20 females), average age 62.7 ± 9,3 (40 – 82 years). The average distance from the bottom of the tumor to the anal verge: 4.4 ± 0.8 cm (2.5 – 5.5). Preoperative stage were: 65,7 % T4; 31,3 % T3, 3,0 % T2, 84,.9% suspected metastatic lymph nodes (Stage of before long – course chemoradiotherapy were 98.1% III, 1.9% II). There were 14,9% of patients have no preoperative radiotherapy; 4.5% have short-course radiotherapy ; 80.6% have Preoperative chemoradiotherapy for long-course; Staging after chemoradiotherapy: 61.1% T3, 38.9% T2; 46.3% suspected metastatic lymph nodes (Stage of after long – course chemoradiotherapy were 46.3% III, 24.1% II, 29.6% I. The partial intersphincteric resection accounted for 35.8%; subtotal intersphincteric resection accounted for 56.7%; 7.5% total intersphincteric resection, 6% ileostomy was conducted. The average time of surgery was 151.6 minutes, the average amount of blood lost was 57ml, the average length of hospital stay was 12.2 days. Free tumor tissue in distal and proximal areas as well as circumference site were 100% specimens. The average number of lymph nodes removed: 5.3. The postoperative stages were : 38,9% III, 23,9% II, 25,4% I, 11,6% T0. Metastatic lymph nodes (Stage of postoperative chemoradiotherapy were 29,7% T III, 24,1% TII, 29,6% TI, 16,7 T0). General complications were 15.0%. Six month follow-up found two local recurrence; one metastatic liver. The anal function assessed by Wexner score before, after surgery 1 month and 6 months were 13.0 ± 3.8; 11.5 ± 4.9 và 9.1 ± 5.6.
Conclusion: Laparoscopic intersphincteric resection, transanal total mesorectal excision for low rectal cancer was feasible, safe oncology aspects ; Anal function improves with time.
Keywords: Laparoscopic for Intersphincteric resection (ISR); transanal total mesorectal excision (TaTME); Wexner score.
Tài liệu tham khảo
- George J. Chang (2018), Rectal Cancer Modern Approaches to Treatment, © Springer International Publishing AG, USA.
- Lange M.M., Rutten H.J. and van de Velde C.J.H. (2009). One hundred years of curative surgery for rectal cancer: 1908–2008. European Journal of Surgical Oncology (EJSO), 35(5), 456–463.
- Heald R.J., Husband E.M. and Ryall R.D. (1982). The mesorectum in rectal cancer surgery-the clue to pelvic recurrence?. Br J Surg, 69(10), 613–616.
- Tokoro T., Okuno K., Hida J. and et al (2013). Analysis of the clinical factors associated with anal function after intersphincteric resection for very low rectal cancer. World J Surg Onc, 11(1), 24.
- Rullier E., Laurent C., Bretagnol F. and et al (2005). Sphincter-Saving Resection for All Rectal Carcinomas. Ann Surg, 241(3), 465–469.
- Schiessel R., Karner-Hanusch J., Herbst F. and et al (1994). Intersphincteric resection for low rectal tumours. Br J Surg, 81(9), 1376–1378.
- Sylla P., Rattner D.W., Delgado S. and et al (2010). NOTES transanal rectal cancer resection using transanal endoscopic microsurgery and laparoscopic assistance. Surg Endosc, 24(5), 1205–1210.
- Penna M., Hompes R., Arnold S. and et al (2017). Transanal Total Mesorectal Excision: International Registry Results of the First 720 Cases. Annals of Surgery, 266(1), 111–117.
- Hajibandeh S., Hajibandeh S., Eltair M. and et al (2020). Meta-analysis of transanal total mesorectal excision versus laparoscopic total mesorectal excision in management of rectal cancer. Int J Colorectal Dis.
- Shirouzu , Murakami N., and Akagi Y. (2017). Intersphincteric resection for very low rectal cancer: A review of the updated literature. Ann Gastroenterol Surg, 1(1), 24–32.
- Vignali A., Elmore U., Milone M. and et al (2019). Transanal total mesorectal excision (TaTME): current status and future perspectives. Updates Surg, 71(1), 29–37.
- Saito N., Ito M., Kobayashi A. and et al (2014). Long-term Outcomes after Intersphincteric Resection for Low-Lying Rectal Cancer. Ann Surg Oncol, 21(11), 3608–3615.