<strong>Tóm tắt</strong> <em>Đặt vấn đề:</em> Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả bước đầu, đồng thời rút ra một số nhận xét về chỉ định và kỹ thuật phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước (DCCT) 2 thì. <em>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</em> Gồm 12 người bệnh (NB) được phẫu thuật 2 thì tái tạo lại DCCT tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 4 năm 2021. Các triệu chứng, dấu hiệu và chức năng khớp gối đánh giá theo thang điểm Lysholm và IKDC. Đánh giá di lệch ra trước của mâm chày so với xương đùi lượng giá bằng máy KT-1000. Thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật thì đầu, các NB được đánh giá tình trạng liền xương ghép bằng phim cắt lớp vi tính (CT). <em>Kết quả:</em> Tại thời điểm theo dõi cuối cùng, có sự cải thiện rõ rệt về chỉ số nghiệm pháp lâm sàng và thang điểm Lysholm, IKDC. Có 8/12 NB có thể trở lại các hoạt động thể thao giống như trước khi phẫu thuật, 3 NB đã thay đổi chơi những môn thể thao nhẹ nhàng hơn, và 1 NB không thể chơi thể thao trở lại. <em>Kết luận:</em> Kết quả bước đầu thu được là rất khả quan, tuy nhiên điểm hạn chế của nghiên cứu là cỡ mẫu còn nhỏ, cần có những đánh giá với cỡ mẫu lớn hơn. Với chỉ định chính xác, lập kế hoạch trước mổ tỉ mỉ và lựa chọn kỹ thuật phù hợp, thì kết quả của phẫu thuật tái tạo lại DCCT 2 thì chắc chắn mang lại hiệu quả cao. <strong><em>Từ khóa: </em></strong>Khớp gối, dây chằng chéo trước, tái tạo, tái tạo lại, giai đoạn. <strong> </strong> <strong>Initial results of two-stage revision anterior cruciate ligament reconstruction</strong> Nguyen Anh Tuan, Nguyen Quoc Dung, Mai Dac Viet, Mai Duc Thuan, Le Hanh 108 Military Central Hospital <strong>Abstract</strong> <em>Introducton:</em> This study aims to evaluate the initial results and comment on some factors on indications and surgical techniques of two-stage revision anterior cruciate ligament reconstruction (ACLR). <em>Patients and methods:</em> Including 12 patients (10 men and 2 women) who underwent two-stage ACL reconstruction surgery at 108 Military Central Hospital, from January 2016 to April 2021. Evaluation of knee function according to Lysholm and IKDC scale. Evaluation of anterior displacement of the tibial plateau relative to the femur evaluated by the KT-1000 machine. MRI confirmed the ACL rupture in all the patients. CT examinations were performed at 6 months after bone grafting. <em>Results:</em> At the last follow up, there was a marked improvement in clinical test scores and Lysholm, IKDC scale. There was 8 of 12 patients had returned to the preoperative sport activity level, three had changed to lower non-impact sports, and one had given up any sport activity. <em>Conclusions: </em>The initial results obtained are very positive, however, the limitation of the study is the small sample size, which requires evaluation with a larger sample size. With precise indications, proper preoperative planning and operative-technique selection, two-stage revision ACLR can achieve favorable outcomes. <strong><em>Keywords:</em></strong> Knee, Anterior cruciate ligament, Reconstruction, Revision, Stage. <strong>Tài liệu tham khảo</strong> <ol> <li>Battaglia T.C., Miller M.D. (2005). Management of bony deficiency in revision anterior cruciate ligament reconstruction using allograft bone dowels: surgical technique. <em>Arthroscopy</em>, 21:767.</li> <li>Diermeier T., Herbst E., Braun S., Saracuz E., Voss A., Imhoff A.B. et al (2018). Outcomes after bone grafting in patients with and without ACL revision surgery: a retrospective study. <em>BMC Musculoskelet Disord</em>, 19:246.</li> <li>Erickson B.J., Cvetanovich G., Waliullah K., Khair M., Smith P., Bach B.J. et al (2016). Two-stage revision anterior cruciate ligament reconstruction. <em>Orthopedics</em>, 39: e456–464.</li> <li>Franceschi F., Papalia R., Del Buono A., Zampogna B., Diaz Balzani L., Maffulli N. et al (2013). Two-stage procedure in anterior cruciate ligament revision surgery: a five-year follow-up prospective study. <em>Int Orthop</em>, 37:1369–1374.</li> <li>MARS Group (2014). Effect of graft choice on the outcome of revision anterior cruciate ligament reconstruction in the Multicenter ACL Revision Study (MARS) Cohort. <em>Am J Sports Med</em>, 42:2301–2310.</li> <li>MARS Group, Wright R.W., Huston L.J., Spindler K.P., Dunn W.R., Haas A.K. et al (2010). Descriptive epidemiology of the Multicenter ACL Revision Study (MARS) cohort. <em>Am J Sports Med</em>, 38:1979–1986.</li> <li>Mitchell J.J., Chahla J., Dean C.S., Cinque M., Matheny L.M., LaPrade R.F. (2017). Outcomes after 1-stage versus 2-stage revision anterior cruciate ligament reconstruction. <em>Am J Sports Med</em>, 45:1790–1798.</li> <li>Noyes F.R., Barber-Westin S.D., Roberts C.S. (1994). Use of allografts after failed treatment of rupture of the anterior cruciate ligament. <em>J Bone Joint Surg Am</em>, 76:1019–1031.</li> <li>Noyes F.R., Barber-Westin S.D. (2006). Anterior cruciate ligament revision reconstruction: results using a quadriceps tendon-patellar bone autograft. A<em>m J Sports Med</em>, 34:553–564.</li> <li>Ohly N.E., Murray I.R., Keating J.F. (2007). Revision anterior cruciate ligament reconstruction: timing of surgery and the incidence of meniscal tears and degenerative change. <em>J Bone Joint Surg Br</em>, 89:1051 - 1054.</li> <li>Thomas N.P., Kankate R., Wandless F., Pandit H. (2005). Revision anterior cruciate ligament reconstruction using a 2-stage technique with bone grafting of the tibial tunnel. <em>Am J Sports Med</em>, 33:1701–1709.</li> <li>Uchida R., Toritsuka Y., Mae T., Kusano M., Ohzono K. (2016). Healing of tibial bone tunnels after bone grafting for staged revision anterior cruciate ligament surgery: a prospective computed tomography analysis. <em>Knee</em>, 23:830–836.</li> <li>Van Eck C.F., Schkrohowsky J.G., Working Z.M., Irrgang J.J., Fu F.H. (2012). Prospective analysis of failure rate and predictors of failure after anatomic anterior cruciate ligament reconstruction with allograft. <em>Am J Sports Med</em>, 40:800–807.</li> <li>Yoon K.H., Kim J.S., Park S.Y., Park S.E. (2018). One-stage revision anterior cruciate ligament reconstruction: results according to preoperative bone tunnel diameter: five to fifteen-year follow-up. <em>J Bone Joint Surg Am</em>, 100:993–1000.</li> </ol> <!--more--> <a href="https://vjsel.com/wp-content/uploads/2022/05/BAI-17-TCNS-SO-4-TAP-11-2021.pdf">Download PDF File</a>