Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh ác tính phổ biến, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, các nghiên cứu về đặc điểm di căn hạch, kỹ thuật nạo vét hạch, các giới hạn đường cắt dạ dày, hóa xạ trị, điều trị đích đã góp phần nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện tiên lượng sống cho người bệnh (NB) UTDD. Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn là phương pháp chính điều trị UTDD. Trong đó, cắt dạ dày kèm nạo vét hạch nội soi đã trở thành một hướng đi mới, ngày càng được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới và được chứng minh là an toàn, có tiên lượng sống tương đương mổ mở.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 132 người bệnh UTDD được phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt dạ dày bán phần cực dưới, nạo vét hạch D2; nghiên cứu mô tả, hồi cứu.
Kết quả: Tuổi trung bình: 61,17 ± 11,50; nam/nữ: 1,69/1; Ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa hay gặp nhất (47,7%); vị trí ung thư chủ yếu ở bờ cong nhỏ (37,9%) và hang vị (37,1%); Xâm lấn tại chỗ Tis, T1, T2, T3, T4 lần lượt là 3,0%, 51,5%, 10,6% , 18,9%, 15,9%; tỉ lệ di căn hạch vùng N0, N1, N2, N3 lần lượt là 73,5%, 8,3%, 5,3%, 12,9%; Di căn hạch nhóm Tis-T1 là 6,9%. Giai đoạn 2019 – 2023 có số lượng hạch nạo vét tăng đáng kể so với giai đoạn 2016 – 2018. 84,1% PTNS với đường mổ nhỏ, 15,9% PTNS hoàn toàn với MN trong cơ thể. Tỷ lệ MN Finsterer, Roux – en – Y, Péan tương ứng là 97,7%, 1,5%, 0,8%; thời gian mổ trung bình là 192,8 ± 41,0 phút, thời gian mổ nội soi hoàn toàn với miệng nối bằng máy là ngắn nhất và miệng nối bằng tay là dài nhất; 0.8 % NB có biến chứng rò miệng nối; thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 7,9 ngày. Thời gian sống thêm trung bình là 77,75 ± 3,12 tháng, thời gian sống thêm sau 5 năm của Tis+T1, T2, T3, T4 (tháng) tương ứng 87,83; 72,11; 70,53; 53,96 tháng. N(-), N(+) tương ứng là 82,28 và 60,04 tháng.
Kết luận: PTNS cắt dạ dày bán phần cực dưới, nạo vét hạch D2 có nhiều kỹ thuật cắt nối cho kết quả tương tự nhau, an toàn, thẩm mỹ với đường mổ nhỏ, biến chứng sau mổ thấp và có thời gian sống thêm toàn bộ tương đương với mổ mở. Chỉ định cắt hớt khối u nông (Tis-T1) qua nội soi dạ dày cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Từ khóa: ung thư dạ dày, phẫu thuật nội soi cắt dạ dày bán phần cực dưới, nạo vét hạch D2.
Results of laparoscopic distal gastrectomy with lymph node dissection for gastric cancer
Quach Van Kien1,2, Pham Hoang Ha1,3, Nguyen Xuan Hoa1, Vu Đuc Thinh1,2, Tran Minh Hieu1,
Nguyen Thi Thanh Tam1
- Viet Duc University Hospital, 2. Hanoi Medical University, 3. University of Medicine and Pharmacy, VNU
Abstract
Introduction: Gastric cancer (GC) is a common cancer, one of the leading causes of death in the world. Currently, many researches on the characteristics of lymph node metastasis, lymph node dissection techniques, gastric bypass resection margin (RM) limits, chemotherapy and radiotherapy, and targeted therapy have contributed to improving the quality of treatment as well as prognosis for GC. However, surgery is still the main method for treating GC. Among numerous surgical techniques, gastrectomy with endoscopic lymphadenectomy has become a new direction, increasingly applied in the world which has been proven to be safe and a survival prognosis comparable to open surgery.
Patients and Methods: 132 patients with GC underwent laparoscopic distal gastrectomy with D2 lymphadenectomy were enrolled in the retrospective descriptive study.
Results: The average age was 61.17 ± 11.50 (31 – 87 years); the male/female ratio was 1.69/1; the most common postoperative histopathology results was poorly differentiated adenocarcinoma (47.7%); the main cancer locations were the lesser curvature (37.9%) and the antrum (37.1%); the rates of local invasion Tis, T1, T2, T3, T4 were 3.0%, 51.5%, 10.6%, 18.9%, 15.9%, respectively; the rates of regional lymph node metastasis N0, N1, N2, N3 were 73.5%, 8.3%, 5.3%, 12.9%, respectively; the rate of lymph node metastasis in the Tis-T1 group was 6.9%. The number of dissected lymph nodes during the period of 2019 – 2023 had a significant increase in comparison with the 2016 – 2018 period. 84.1% laparoscopic with small incisions, 15.9% totally laparoscopic with intracorporeal anastomosis. The rates of Finsterer, Roux-en-Y, and Péan anastomosis were 97.7%, 1.5%, and 0.8%, respectively; the average surgical time was 192.8 ± 41.0 minutes, the time of totally laparoscopic with mechanical anastomosis was the shortest and the time of manual anastomosis was the longest; 0.8% of patients had anastomotic leak; the average postoperative hospital stay was 7.9 days. The average survival time was 77.75 ± 3.12 months, the 5-year survival time of Tis+T1, T2, T3, T4 was 87.83 months, 72.11 months, 70.53 months, 53.96 months, N(-), N(+) was 82.28 months and 60.04 months accordingly.
Conclusions: Laparoscopic distal gastrectomy with D2 lymphadenectomy by many resection and anastomosis techniques has similar results, safety, aesthetics with small incisions, low postoperative complications and overall survival time equivalent to open surgery. Indications for endoscopic resection of superficial tumors (Tis-T1) need to be carefully considered.
Keywords: gastric cancer, laparoscopic distal gastrectomy, D2 lymphadenectomy.
Tài liệu tham khảo
- Kitano S, Iso Y, Moriyama M, Sugimachi K. Laparoscopy-assisted Billroth I gastrectomy. Surg Laparosc Endosc. 1994;4(2):146-148.
- Liu F, Huang C, Xu Z, et al. Morbidity and Mortality of Laparoscopic vs Open Total Gastrectomy for Clinical Stage I Gastric Cancer: The CLASS02 Multicenter Randomized Clinical Trial. JAMA Oncol. 2020;6(10):1590-1597.
- Trịnh Hồng Sơn. Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày. Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội. 2001.
- Nguyễn Anh Tuấn, Lương Ngọc Cương. Kết quả sớm phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt bán phần dưới dạ dày, vét hạch D2 điều trị ung thư dạ dày. Journal of 108 – Clinical Medicine and Phamarcy. 2021;(16):89-95.
- Phạm Văn Nam. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt dạ dày, vét hạch D2, D2 mở rộng điều trị ung thư biểu mô dạ dày. Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội. 2019.
- Lordick F, Carneiro F, Cascinu S, et al. Gastric cancer: ESMO Clinical Practice Guideline for diagnosis, treatment and follow-up. Annals of Oncology. 2022;33(10):1005-1020.
- Probst A, Schneider A, Schaller T, Anthuber M, Ebigbo A, Messmann H. Endoscopic submucosal dissection for early gastric cancer: are expanded resection criteria safe for Western patients? Endoscopy. 2017;49(9):855-865.
- Ono H, Yao K, Fujishiro M, et al. Guidelines for endoscopic submucosal dissection and endoscopic mucosal resection for early gastric cancer (second edition). Dig Endosc. 2021;33(1):4-20.
- Pimentel-Nunes P, Dinis-Ribeiro M, Ponchon T, et al. Endoscopic submucosal dissection: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Guideline. Endoscopy. 2015;47(9):829-854.
- Mranda GM, Xue Y, Zhou XG, et al. Revisiting the 8th AJCC system for gastric cancer: A review on validations, nomograms, lymph nodes impact, and proposed modifications. Ann Med Surg (Lond). 2022;75:103411.
- Fabio Cianchi, Giampiero Indennitate, Giacomo Trallori et al, Robotic vs laparoscopic distal gastrectomy with D2 lymphadenectomy for gastric cancer: a retrospective comparative mono-institutional study, BMC Surgery, 2016;16(1), pp.65.
- Phạm Đức Huấn, Trịnh Hồng Sơn, Đỗ Văn Tráng và cs, Kết quả phẫu thuật cắt đoạn dạ dày nạo vét hạch D2 nội soi, Phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam. 2012;số 1(tập 2): tr 29-33.
- Giuliani a., Caporale A., Corona M. et al., Lympha denectomy in Gastric Cancer: Influence on Prognosis of Lymph Node Count, J. Exp. Clin. Cancer Res, 2004;23(2), pp. 215-224.
- Yanfeng Hu, Changming Huang, Yihong Sun. et al, Morbidity and Mortality of Laparoscopic Versus Open D2 Distal Gastrectomy for Advanced Gastric Cancer: A Randomized Controlled Trial, American Society of Clinical Oncology. 2016;24:1350-1356.
- Sun D, Zhang R, Wei M, et al. Comparison Between Linear Stapler and Circular Stapler After Laparoscopic-Assisted Distal Gastrectomy in Patients With Gastric Cancer. Front Surg. 2022;9:858236.
- Kitano S., Etoh T. and Shiraishi N. Laparoscopic Gastrectomy, The Diversity of Gastric Carcinoma: Pathogenesis, Diagnosis and Therapy, Springer, Tokyo, 2005;pp. 287-298.
- Wyn GL and Paul E. D2 or not D2? The gastrectomy question. Gastric Cancer, 2002; 5, 29-34.
- Bùi Trung Nghĩa, Trịnh Hồng Sơn. Kết quả phẫu thuật triệt để điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và mối tương quan với một số đặc điểm giải phẫu bệnh học. VMJ. 2021;505(2):267-271.
- Ke Chen, Xiaowu Xu, Yiping Mou, Yu Pan et al. Totally Laparoscopic Distal Gastrectomy with D2 Lymphadenectomy and Billroth II Gastrojejunostomy for Gastric Cancer: Short- and Medium_term Results of 139 Consecutive Cases from a Single Institution, Int. Med. Sci. 2013, 10(11), 1462-1470.