Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy ổ cối là một loại gãy phức tạp. Điều trị gãy ổ cối vẫn là một vấn đề rất khó và mới đối với phẫu thuật viên, do sự thiếu thốn về kinh nghiệm phẫu thuật cũng như phương tiện kỹ thuật nên gãy ổ cối chỉ được tiến hành ở những trung tâm phẫu thuật lớn với số lượng người bệnh khiêm tốn. Qua thời gian điều trị, theo dõi và chăm sóc người bệnh, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu 31 người bệnh gãy ổ cối được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An từ tháng 01/2018 đến 01/2023.
Kết quả: Gãy ổ cối gặp nhiều nhất ở tuổi lao động (90,2%), chủ yếu do tai nạn giao thông (64,5%). Đánh giá kết quả sau phẫu thuật, tỷ lệ tốt và rất tốt theo thang điểm Charnley là 83,9%.
Kết luận: Điều trị phẫu thuật kết hợp xương ổ cối đem lại hiệu quả rõ rệt. Việc lựa chọn thời gian mổ, đường mổ thích hợp gãy sẽ đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.
Từ khóa: phẫu thuật, gãy ổ cối, kết quả điều trị.
Evaluation of the results of osteosynthesis for treatment of acetabular fractures at Nghe An Friendship General Hospital
Nguyen Duc Vuong, Tran Van Quan, Nguyen Phan Chuong
Nghe An Friendship General Hospital
Abstract
Introduction: An acetabular fracture is a serious injury. The treatment of acetabular fractures is still challenging. Due to the lack of surgical experience and instruments, acetabular fractures are only performed in large orthopaedic centers. After a period of treatment and patient care of these patients, we have conducted a study on this topic.
Materials and methods: Retrospective and prospective study of 31 patients who underwent surgical treatment for acetabular fractures at Nghe An Friendship General Hospital from January 2018 to January 2023.
Results: Acetabular fractures are most common occurred in working age (90.2%) and the main cause was traffic accidents (64.5%). According to the Charnley score, there were 83.9% good and excellent results.
Conclusion: The surgical treatment of the acetabular fractures brings significant results. The selection of surgery time and approach will bring the best results.
Keywords: surgical, acetabular fractures, treatment outcomes.
Tài liệu tham khảo
- Ngô Bảo Khang (1999), “Điều trị gãy ổ chảo xương chậu bằng phẫu thuật”, Đại hội ngoại khoa Việt Nam lần thứ II. 2, p. 68- 71.
- Nguyễn Văn Thạch, Đoàn Việt Quân, and Nguyễn Tiến Sơn (2006), “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy ổ cối tại Bệnh viện Việt Đức từ 2002 – 2006”, Tạp chí Ngoại khoa. 5, p. 49-58.
- Wang H., et al. (2019), “Learning Acetabular Fracture Classification using a Three-Dimensional Interactive Software: A Randomized Controlled Trial”, Anat Sci Educ. 12(6), p. 655-663.
- Ziran N., Soles G. L. S., and Matta J. M. (2019), “Outcomes after surgical treatment of acetabular fractures: a review”, Patient Saf Surg. 13, p. 16.
- Shaath M. K., et al. (2020), “Clinical Results of Acetabular Fracture Fixation Using a Focal Kocher-Langenbeck Approach Without a Specialty Traction Table”, J Orthop Trauma. 34(6), p. 316-320.
- Stibolt R. D., Jr., et al. (2018), “Total hip arthroplasty for posttraumatic osteoarthritis following acetabular fracture: A systematic review of characteristics, outcomes, and complications”, Chin J Traumatol. 21(3), p. 176-181.
- Pease F., et al. (2019), “Posterior wall acetabular fracture fixation: A mechanical analysis of fixation methods”, J Orthop Surg (Hong Kong). 27(3), p. 2309499019859838.
- Kelly J., Ladurner A., and Rickman M. (2020), “Surgical management of acetabular fractures – A contemporary literature review”, Injury. 51(10), p. 2267-2277.
- Ochs B. G., et al. (2010), “Changes in the treatment of acetabular fractures over 15 years: Analysis of 1266 cases treated by the German Pelvic Multicentre Study Group (DAO/DGU)”, Injury. 41(8), p. 839-51.
- Griffin D. B., Beaule P. E., and Matta J. M. (2005), “Safety and efficacy of the extended iliofemoral approach in the treatment of complex fractures of the acetabulum”, J Bone Joint Surg Br. 87(10), p. 1391-6.
- Rommens P. M., et al. (2011), “Traumatic damage to the cartilage influences outcome of anatomically reduced acetabular fractures: a medium-term retrospective analysis”, Injury. 42(10), p. 1043-8.
- Hirvensalo E., Lindahl J., and Kiljunen V. (2007), “Modified and new approaches for pelvic and acetabular surgery”, Injury. 38(4), p. 431-41.