Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đánh giá, phân tích tính hiệu quả và độ an toàn của phương pháp phẫu thuật tán sỏi qua da nhiều đường hầm trong điều trị sỏi thận phức tạp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi phân tích hồi cứu dữ liệu từ 42 bệnh nhân bị sỏi thận phức tạp được thực hiện phẫu thuật tán sỏi qua da nhiều đường hầm tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2022. Các đặc điểm lâm sàng, quá trình phẫu thuật cũng như các tai biến, biến chứng được ghi nhận và phân tích.
Kết quả: Tổng số có 42 bệnh nhân (29 nam, 13 nữ, trung bình 56 tuổi, từ 28 đến 77) được điều trị với phương tán sỏi thận qua nhiều đường hầm. Kích thước sỏi trung bình là 45,74 mm (20 – 128). 35 trường hợp được nong 2 đường hầm và 7 trường hợp nong 3 đường hầm, tổng cộng 93 đường hầm được sử dụng. Biến chứng tụ dịch dưới bao thận là 2 trường hợp, rò nước tiểu là 2 trường hợp và nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau mổ là 3 trường hợp, không có trường hợp cần phải truyền máu. Tỉ lệ sạch sỏi là 88,1%.
Kết luận: Tán sỏi thận qua da nhiều đường hầm trong điều trị sỏi thận phức tạp là phương thức an toàn và hiệu quả với tỉ lệ sạch sỏi cao và các biến chứng ở mức chấp nhận được.
Từ khoá: sỏi thận phức tạp; tán sỏi qua da; nhiều đường hầm
Multi – tract percutaneous nephrolithotomy: Our experience through 42 cases at Binh Dan Hospital
Nguyen Hoang Luong1, Hoang Thien Phuc2, Pham Phu Phat2, Do Anh Toan2
- Pham Ngoc Thach University of Medicine, 2. Binh Dan Hospital
Abstract
Introduction: To evaluate and analyze the efficacy and the safety of multiple tracts PCNL (Percutaneous Nephrolithotomy) in the management of complex renal calculi.
Patients and Methods: We retrospectively analyzed the data from 42 patients with complex renal stones who underwent multiple tracts PCNL at Binh Dan Hospital during the period from January 2020 to September 2022. Clinical features, operative details as well as complications were recorded and analyzed.
Results: A total of 42 patients (29 men, 13 women, mean age 56 years, range 28 to 77) were treated with multi-tract PCNL. The mean stone size was 45.74 mm (20-128). The number of tracts required per case was 2 tracts in 35 and 3 tracts in 7, giving a total of 93 tracts. Complications were fluid accumulation under renal capsule in 2 patient, urinary leakage in 2 and postoperative fever in 3, none of the cases needed a blood transfusion. The total stone-free rate was 88.1%.
Conclusion: PCNL using multiple tracts is a safe and effective modality in the management of complex renal stones with a high stone-free rate and acceptable complications.
Keywords: complex renal stones; PCNL; multiple tracts.
Tài liệu tham khảo
- Stoller M L, (2013), Urinary Stone Disease, Smiths General Urology, 18th edition, ed, Vol. Chapter 17, pp. 249 – 278.
- Wen C C, Nakada S Y, (2007), “Treatment selection and outcomes: renal calculi”, Urologic Clinics of North America, 34 (3), pp. 409-419.
- Sabler I M, Katafigiotis I, Gofrit O N, Duvdevani M, (2018), “Present indications and techniques of percutaneous nephrolithotomy: What the future holds?”, Asian J Urol, 5 (4), pp. 287-294.
- Ganpule A P, Reddy M N K, Sudharsan S, Shah S B, et al, (2020), “Multitract percutaneous nephrolithotomy in staghorn calculus”, Asian journal of urology, 7 (2), pp. 94-101.
- Elawady H, Mostafa D E, Mahmoud M A, Abuelnaga M, et al, (2018), “Is multiple tracts percutaneous nephrolithotomy (PCNL) safe modality in management of complex renal stones? A prospective study: Single center experience”, African Journal of Urology, 24 (4), pp. 308-314.
- Ganpule A P, Desai M, (2008), “Management of the staghorn calculus: multiple-tract versus single-tract percutaneous nephrolithotomy”, Curr Opin Urol, 18 (2), pp. 220-223.
- Võ Phước Khương, (2018), Đánh giá hiệu quả của phương pháp lấy sỏi thận phức tạp qua da, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP.HCM.
- Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Tuấn Vinh, (2010), “Lấy sỏi thận qua da: đường vào cực trên thận với kỹ thuật nong đường hầm biến đổi”, Y học TP HCM chuyên đề thận niệu, tr. 110-112.
- Nguyễn Hoàng Luông và cộng sự (2021), “Tán sỏi thận qua da nhiều đường hầm trong điều trị sỏi thận phức tạp”, Tạp chí Y dược học, tr 48-51.
- Rassweiler J, Renner C, Eisenberger F, (2000), “The management of complex renal stones”, BJU international, 86 (8), pp. 919-928.
- Di Silverio F, Gallucci M, Alpi G, (1990), “Staghorn calculi of the kidney: classification and therapy”, Br J Urol, 65 (5), pp. 449-452.
- Al-Kohlany K M, Shokeir A A, Mosbah A, Mohsen T, et al, (2005), “Treatment of complete staghorn stones: a prospective randomized comparison of open surgery versus percutaneous nephrolithotomy”, J Urol, 173 (2), pp. 469-473.
- Preminger G M, Assimos D G, Lingeman J E, Nakada S Y, et al, (2005), “Chapter 1: AUA guideline on management of staghorn calculi: diagnosis and treatment recommendations”, The Journal of urology, 173 (6), pp. 1991-2000.
- Singla M, Srivastava A, Kapoor R, Gupta N, et al, (2008), “Aggressive approach to staghorn calculi-safety and efficacy of multiple tracts percutaneous nephrolithotomy”, Urology, 71 (6), pp. 1039-1042.
- Aron M, Yadav R, Goel R, Kolla S B, et al, (2005), “Multi-tract percutaneous nephrolithotomy for large complete staghorn calculi”, Urologia internationalis, 75 (4), pp. 327-332.
- Zeng G, Zhao Z, Wan S, Mai Z, et al, (2013), “Minimally invasive percutaneous nephrolithotomy for simple and complex renal caliceal stones: a comparative analysis of more than 10,000 cases”, Journal of endourology, 27 (10), pp. 1203-1208.
- Liatsikos E N, Kapoor R, Lee B, Jabbour M, et al, (2005), “Angular Percutaneous Renal Access. Multiple Tracts Through A Single Incision for Staghorn Calculous Treatment in A Single Session”, European Urology, 48 (5), pp. 832-837.
- Akman T, Sari E, Binbay M, Yuruk E, et al, (2010), “Comparison of outcomes after percutaneous nephrolithotomy of staghorn calculi in those with single and multiple accesses”, J Endourol, 24 (6), pp. 955-960.
- Liang T, Zhao C, Wu G, Tang B, et al, (2017), “Multi-tract percutaneous nephrolithotomy combined with EMS lithotripsy for bilateral complex renal stones: our experience”, BMC Urology, 17 (1), pp. 15.
- Elghoneimy M, Abdel-Rassoul M, Elfayoumy H, Mosharafa A, (2016), “Conservative management of colonic injury during percutaneous nephrolithotomy”, African Journal of Urology, 22 (2), pp. 101-105.
- Ibrahim A, Elsotohi I, Mahjoub S, Elatreisy A, et al, (2017), “Factors determining perioperative complications of percutaneous nephrolithotomy: a single center perspective”, African Journal of Urology, 23 (4), pp. 208 – 213.