Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh lý dính khớp sọ là sự liền sớm của một hoặc nhiều của các khớp sọ. Mục đích của phẫu thuật tạo hình hộp sọ nhằm tạo hình lại các biến dạng hộp sọ, cải thiện thẩm mỹ và giúp não có không gian phát triển. Từ đó, phẫu thuật này sẽ giảm thiểu các nguy cơ và biến chứng cho trẻ như tăng áp lực nội sọ, tổn thương thị lực,… Phẫu thuật tạo hình phức hợp trán-trần ổ mắt (FOA) là một bước điều trị quan trọng trong điều trị dính khớp sọ gây biến dạng vùng trán ổ mắt.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trẻ được chẩn đoán hẹp hộp sọ và có chỉ định sử dụng kĩ thuật tạo hình FOA từ năm 2018 đến 2023. Nghiên cứu mô tả, can thiệp cắt ngang, không nhóm chứng. Đánh giá các chỉ số về dịch tễ học, lâm sàng, kết quả chụp cắt lớp vi tính, biến chứng và thang điểm Whitaker.
Kết quả: 18 bệnh nhân được phẫu thuật theo phương pháp FOA có đặc điểm dịch tễ: Độ tuổi trung bình 22 tháng, từ 3-144 tháng. Tỷ lệ nam là 51,6%, nữ: 48,4%. Kết quả điều trị theo Whitaker sau phẫu thuật 3 tháng: Rất tốt: 12/18 bệnh nhân; Tốt: 5/18 bệnh nhân; Trung bình: 1/18 bệnh nhân.
Kết luận: Bệnh lý khớp sọ có thể được điều trị một cách an toàn và đáng tin cậy thông qua nhiều kỹ thuật đã được báo cáo. Tuy nhiên, nghiên cứu trong tương lai là cần thiết để tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật phẫu thuật ngày càng tối thiểu xâm lấn, làm giảm nguy cơ phẫu thuật. Mặc dù kỹ thuật FOA cần có sự phối hợp của chuyên khoa phẫu thuật tạo hình sọ mặt và phẫu thuật thần kinh nhưng vẫn là một kỹ thuật hữu ích và giải quyết khá triệt để những thể dính khớp sọ có bất cân xứng hộp sọ.
Từ khóa: Dính khớp sọ, cắt đẩy phức hợp trán-trần ổ mắt, phẫu thuật sọ mặt
Fronto-orbital advancement (FOA) approach in craniosynostosis treatment: Effectiveness and challenges
Bui Mai Anh, Bui Huy Manh, Duong Đai Ha, Vu Trung Truc, Nguyen Hong Ha
Viet Duc University Hospital
Abstract
Introduction: Craniosynostosis is the premature fusion of one or more cranial sutures. The purpose of cranioplasty is to reshape skull deformities, improve aesthetics, and give the brain space to develop. Since then, this surgery will minimize the risks and complications for the child such as increased intracranial pressure, and damage to vision,… The fronto-orbital advancement (FOA) surgery is a step, playing an important role in the treatment of craniosynostosis causing deformity of the orbital frontal area.
Patients and methods: Children were diagnosed with craniosynostosis and indicated to use FOA surgery from 2018 to 2023. Its descriptive study, cross-sectional intervention, no control group. Evaluation of epidemiological, clinical, computed tomography, complications, and Whitaker score.
Results: 18 patients who underwent FOA surgery had epidemiological characteristics: average age was 22 months (from 3-144 months). The rate of male patients was 51.6%, female in 48.4%. Treatment results according to Whitaker 3 months after surgery: Very good: 12/18 patients; Good: 5/18 patients; Average: 1/18 patients.
Conclusions: Craniosynostosis can be safe and feasible treatment through a variety of reported techniques. However, future research is needed to further refine surgical techniques that are increasingly minimally invasive, reducing the risk of surgery. The FOA technique is useful and quite thoroughly solves craniosynostosis with skull asymmetry.
Keywords: craniosynostosis, Fronto-Orbital Advancement (FOA), craniofacial surgery
Tài liệu tham khảo
- Governale, L.S., Craniosynostosis. Pediatric neurology, 2015. 53(5): p. 394-401.
- Lajeunie, E., et al., Genetic considerations in nonsyndromic midline craniosynostoses: a study of twins and their families. Journal of Neurosurgery: Pediatrics, 2005. 103(4): p. 353-356.
- Singh, R.P., et al., Role of parental risk factors in the aetiology of isolated non-syndromic metopic craniosynostosis. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 2010. 48(6): p. 438-442.
- Sanchez-Lara, P.A., et al., Fetal constraint as a potential risk factor for craniosynostosis. American journal of medical genetics Part A, 2010. 152(2): p. 394-400.
- Tessier, P. Total facial osteotomy. Crouzon’s syndrome, Apert’s syndrome: oxycephaly, scaphocephaly, turricephaly. in Annales de chirurgie plastique. 1967.
- Marchac, D., D. Renier, and S. Broumand, Timing of treatment for craniosynostosis and faciocraniosynostosis: a 20-year experience. British journal of plastic surgery, 1994. 47(4): p. 211-222.
- Mathijssen, I.M., Updated guideline on treatment and management of craniosynostosis. The Journal of craniofacial surgery, 2021. 32(1): p. 371.
- Utria, A.F., et al., Timing of cranial vault remodeling in nonsyndromic craniosynostosis: a single-institution 30-year experience. Journal of Neurosurgery: Pediatrics, 2016. 18(5): p. 629-634.
- Renier, D., et al., Management of craniosynostoses. Child’s Nervous System, 2000. 16: p. 645-658.
- Dempsey, R.F., et al., Nonsyndromic craniosynostosis. Clinics in plastic surgery, 2019. 46(2): p. 123-139.
- Kyutoku, S. and T. Inagaki, Review of past reports and current concepts of surgical management for craniosynostosis. Neurologia medico-chirurgica, 2017. 57(5): p. 217-224.
- Virchow, R., Uber den Cretinismus, samentlich in Franken, und uber pathologische schadelformen. Verh Phys Med Ges Wurz, 1851. 2: p. 230-270.
- Can, D.D.T., Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Dính Khớp Sọ Đơn Thuần ở Trẻ Em. 2021, Trường Đại học Y Dược TP. Ho Chi Minh: Luận án Tiến sỹ
- Lo, W.B., et al., Posterior calvarial distraction for complex craniosynostosis and cerebellar tonsillar herniation. Journal of Neurosurgery: Pediatrics, 2020. 26(4): p. 421-430.
- Raposo-Amaral, C.E., et al., Long-term follow-up on bone stability and complication rate after monobloc advancement in syndromic craniosynostosis. Plastic and Reconstructive Surgery, 2020. 145(4): p. 1025-1034.
- Zapatero, Z.D., et al., Single segment neo-bandeau fronto-orbital advancement in children with craniosynostosis: technique adaptation and craniometric analysis. Journal of Craniofacial Surgery, 2021. 32(7): p. 2393-2396.
- Mendonca, D., S. Gejje, and N. Kaladagi, Fronto-orbital advancement: revisited. Journal of Cleft Lip Palate and Craniofacial Anomalies, 2015. 2(1): p. 20-26.
- Raposo-do-Amaral, C., et al., Anthropometric study of craniofacial asymmetry in unilateral coronal craniosynostosis. Revista Brasileira de Cirurgia Plástica, 2001. 26(1): p. 27-31.
- Branch, L.G., et al., Long-term outcomes of pediatric cranial reconstruction using resorbable plating systems for the treatment of craniosynostosis. Journal of Craniofacial Surgery, 2017. 28(1): p. 26-29.